Điều này kéo theo ngành vật liệu xây dựng, trong đó có ngành sơn gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh quyết liệt.
Theo thống kê của Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam (VPIA), hiện có khoảng hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn nước với sản lượng trên 450 triệu lít/năm, (trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 70 doanh nghiệp). Hiện thị trường sơn Việt Nam đang có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nhãn sơn nội, sơn ngoại.
Theo báo cáo của VPIA các doanh nghiệp sơn nội chỉ chiếm 35% thị phần, trong khi đó, sơn do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất chiếm 65% thị phần. Các thương hiệu sơn ngoại Nippon, Jotun, Toa, 4 Oranges,... chất lượng ổn định, đa dạng chủng loại, lại tung nhiều kinh phí để quảng bá sản phẩm.
Sơn nội, chất lượng ngoại
Đối với sơn nội, theo các chuyên gia xây dựng các thương hiệu sơn Đông Á, Vinano, Aten đang được sử dụng khá phổ biến. Đây là những công ty sơn nội đã mạnh dạn áp dụng các công nghệ tiên tiến với nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên chất lượng đạt độ hoàn thiện cao, có thể cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu nước ngoài.
Với hệ thống thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề, có hệ thống đại lý phủ kín 63 tỉnh thành nên Đông Á, Vinano, Aten đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm chất lượng. Hiện các thương hiệu này đang có mặt tại các công trình lớn, hàng triệu ngôi nhà, “thương hiệu nội, chất lượng ngoại”.
Các công ty sơn Việt này đã vinh dự được trao Giấy chứng nhận chất lượng Vàng của các tổ chức có uy tín như Ban Tổ chức Chương trình “Thương hiệu Việt tiêu biểu vì quyền lợi người tiêu dùng”, Ban Tổ chức quốc gia Chương trình Công nghệ Xanh…
Sở dĩ các thương hiệu mạnh của ngành sơn Việt Nam gần đây đã chen chân được vào các dự án nhà ở cao cấp vì sản phẩm của họ được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt và tuân thủ các tiêu chuẩn, đảm bảo độ bền, độ che phủ tốt và an toàn cho người sử dụng.
Các hãng sơn chú trọng đến môi trường và phát triển bền vững trong quá trình sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm sơn thân thiện.
Đông Á, Vinano còn cam kết tiết kiệm năng lượng và nguồn nguyên liệu, thúc đẩy hoạt động tái chế và xử lý chất thải một cách hiệu quả. Hiện các thương hiệu này đều có đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
Sơn cỏ, sơn nhái
Hiện các dòng sơn nội có uy tín, một mặt phải cạnh tranh quyết liệt với các hãng sơn ngoại, mặc khác đang phải đối phó với sơn nhát, sơn cỏ. Sơn nhái, sơn cỏ là dòng sơn được sản xuất tại thị trường Việt Nam và không có thương hiệu, tất nhiên là không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Những loại sơn này thường được sử dụng với những công trình không yêu cầu kỹ thuật cao ví dụ như phòng trọ, nhà xưởng, nhà cho thuê… Một hạn chế là bởi đó là dòng sơn nhái, sơn cỏ chưa được qua kiểm duyệt các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe, thân thiện với môi trường.
Các chuyên gia xây dựng cho rằng nước sơn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngôi nhà, vừa mang lại tính thẩm mỹ, vẻ đẹp cho ngôi nhà, vừa là “áo giáp” bảo vệ công trình trước sự khắc nghiệt của thời tiết. Thực tế cho thấy dù chất lượng xây dựng công trình có tốt, nhưng nước sơn kém sẽ dẫn đến nhanh xuống cấp, dẫn đến các hiện tượng bạc màu, nấm mốc, thấm nước… công trình.
Nói về đẳng cấp ngôi nhà của bạn, điều đập vào mắt trước tiên chính là nước sơn”. Với các chủ đầu tư, nước sơn không phải là để che đi các khiếm khuyết mà là để tôn lên những đường nét kiến trúc nếu biết phối màu và sử dụng sơn chất lượng cao. Chính vì vậy, bạn hãy là “nhà tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn thương hiệu sơn cho chính ngôi nhà của mình.