Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khơi thông nguồn lực phát triển văn hóa

Kinhtedothi - Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định “văn hóa trở thành nguồn lực, động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, những năm qua, Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển văn hóa.

Mặc dù vậy, để khơi mở giá trị, biến tiềm năng văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Hà Nội được mệnh danh là “Thành phố di sản” với những trầm tích văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể… Đây là nguồn tài nguyên quý giá làm giàu bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội, đồng thời là động lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô, tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nhằm nâng cao vị thế và tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động văn hóa, Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã ban hành Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp đó, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, TP dự kiến đầu tư 3 lĩnh vực là 49.203 tỷ đồng cho 1.469 dự án.

Với sự quan tâm sát sao đó, thời gian qua, TP đã nỗ lực bảo tồn, phát huy các di sản, gồm di tích lịch sử, công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống, đồng thời tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh và quảng bá di sản của Thủ đô. Những kết quả này phản ánh sự cam kết của Hà Nội trong phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trả lời chất vấn trong khuôn khổ phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/8, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng nhận định, Hà Nội là địa phương làm rất tốt công tác bảo tồn di tích, phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa.

Mặc dù vậy, nhìn từ thực tiễn phát triển lĩnh vực văn hóa trên địa bàn TP vẫn còn không ít khó khăn do bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật; quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn hay thủ tục cấp phép cho hoạt động quảng cáo của DN cũng gặp nhiều vướng mắc. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa còn những hạn chế nhất định…

Bởi vậy, ngày 16/8 vừa qua, UBND TP đã tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2024. Điều này cho thấy, cùng với bảo tồn di tích, di sản văn hóa, Hà Nội cũng rất quan tâm tháo gỡ để biến tiềm năng văn hóa thành nguồn lực cho phát triển Thủ đô. Trực tiếp trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian tới, UBND TP sẽ tiếp tục quan tâm bằng các cơ chế, chính sách, phân cấp ủy quyền, cải cách hành chính, tạo thuận lợi nhất cho DN đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa phát triển nhanh và bền vững.

Sự tháo gỡ của lãnh đạo TP là rất cần thiết và kịp thời, nhất là trong bối cảnh nhiều địa phương hiện nay cũng đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa. Dẫu vậy, để tạo sự thay đổi căn bản, đột phá hơn nữa của lĩnh vực văn hóa, cần thiết phải chuyển hóa từ cam kết, chỉ đạo thành hành động. Theo đó, sau hội nghị đối thoại, mỗi sở, ngành, địa phương cần vào cuộc sát sao, rà soát, phân loại khó khăn, vướng mắc của DN, những vấn đề thuộc thẩm quyền thì giải quyết sớm, đồng thời kiến nghị T.Ư những nội dung vượt thẩm quyền, để qua đó thực sự khai phá, phát huy được tiềm lực văn hóa cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Tuần Văn hóa, Du lịch Hà Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ đầu tháng 9

Tuần Văn hóa, Du lịch Hà Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ đầu tháng 9

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phục vụ người dân tốt hơn

Phục vụ người dân tốt hơn

20 Jun, 04:24 AM

Kinhtedothi - Hệ thống nhà chờ xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, hệ thống nhà chờ xe buýt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Chính danh cho nhà giáo

Chính danh cho nhà giáo

19 Jun, 09:01 AM

Kinhtedothi - Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà giáo – một đạo luật chuyên ngành đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách đối với đội ngũ giáo viên.

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

18 Jun, 06:06 AM

Kinhtedothi - Mức xử phạt vi phạm hành chính thế nào để vừa bảo đảm tính răn đe, vừa phù hợp với thực tiễn đời sống đang là vấn đề được nhắc đến nhiều khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Quốc hội thảo luận. Đây không phải lần đầu tiên nội dung này được dư luận quan tâm, bởi những quy định trong Luật luôn gắn chặt với đời sống xã hội.

Hướng tới nền hành chính “phi địa giới”

Hướng tới nền hành chính “phi địa giới”

17 Jun, 10:32 AM

Knhtedothi - Cổng Dịch vụ công quốc gia tới đây sẽ trở thành điểm “một cửa số” điện tử duy nhất cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quốc gia, phục vụ người dân, DN thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đừng để trẻ em bị đơn độc

Đừng để trẻ em bị đơn độc

16 Jun, 05:55 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè đến cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh thở phào vì con trẻ không còn bị áp lực học hành, thi cử. Thế nhưng, một thực tế đáng lo ngại là khi chiếc cặp sách được gác lại, điện thoại thông minh và máy tính bảng lại trở thành “người bạn đồng hành” của nhiều em nhỏ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ