Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khơi thông tiến độ cải tạo chung cư cũ

Kinhtedothi - Trước thực trạng chậm tiến độ cải tạo chung cư cũ, mới đây, UBND TP Hà Nội tiếp tục đưa ra quyết sách với những nhiệm vụ cụ thể hơn đối với cấp chính quyền sở tại - nơi có chung cư cũ xuống cấp.

Đây được xem như bước tiến quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Ngày 12/11/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5879/QĐ-UBND về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn TP.

Trong đó, ủy quyền cho UBND quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại) thực hiện khá nhiều nội dung quan trọng, như: tổ chức lập, phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư; ban hành quyết định di dời khẩn cấp và tổ chức di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thuộc trường hợp di dời đến chỗ ở tạm thời; ban hành quyết định di dời theo phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt; ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời; tổ chức xác định hệ số K áp dụng cho từng vị trí, khu vực có nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn… theo quy định của Luật Nhà ở ngày 27/11/2023.

Trước đó, năm 2021, Hà Nội ban hành Kế hoạch 329/KH-UBND nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được phân theo 4 giai đoạn. Và trong Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội xác định rõ mục tiêu cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ.

Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn đang được tập trung nghiên cứu, lựa chọn triển khai ban đầu 10 khu giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, 6 khu có tính khả thi cao là Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân... và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ; Thành Công; Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp).

Về giải pháp nghiên cứu quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ áp dụng phân làm 3 mô hình cấp độ. Đối với khu chung cư cũ quy mô trên 2ha sẽ lập đồ án quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500. Cùng với đó, TP đã đề ra nhiệm vụ cụ thể với 3 giai đoạn còn lại cho các đơn vị chức năng cũng như mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Và trong 3 năm tiếp theo, Hà Nội đã ban hành một số văn bản, chỉ đạo thực hiện cải tạo, xây mới chung cư cũ, nhất là liên quan tới hệ số K, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, DN và người dân… Tuy vậy, quá trình cải tạo chung cư cũ vẫn gặp nhiều trở ngại, nên tính đến cuối năm 2021, mới có 19 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã hoàn thành, chiếm khoảng 1,2% tổng số nhà ở chung cư cũ và 14 dự án đang triển khai trên địa bàn.

Nhiều chuyên gia đánh giá, mục tiêu cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ xuống cấp là tiền đề để Hà Nội tái thiết đô thị, cải tạo bộ mặt TP, nâng cao chất lượng sống của người dân. Song để triển khai thuận lợi, cần quyết tâm chính trị lớn và cần có cơ chế đặc thù để Hà Nội tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến chính sách về quy hoạch, hỗ trợ, đền bù…

Về chủ trương, việc lập quy hoạch chi tiết có tính chất cải tạo tái thiết, chỉnh trang đô thị và thực hiện tổng thể cho toàn khu chung cư cũ, nhóm chung cư cũ, tập hợp chung cư cũ độc lập trên địa bàn, khu vực, góp phần xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại... Việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp vừa là nhiệm vụ chính trị cấp bách, vừa là cơ hội để TP nâng cấp diện mạo, cảnh quan, phát triển kinh tế.

Quận Thanh Xuân tăng cường kiểm tra công tác PCCC tại các chung cư mini

Quận Thanh Xuân tăng cường kiểm tra công tác PCCC tại các chung cư mini

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thuận tiện và tiết kiệm

Thuận tiện và tiết kiệm

02 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Những băn khoăn của người dân về việc “liệu có phải đổi lại các loại giấy tờ khi tên các đơn vị hành chính thay đổi hay không” dường như đã được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ mới đây đã có đề xuất, các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, nếu chuyển đổi thì không mất phí.

Sự sàng lọc cần thiết

Sự sàng lọc cần thiết

01 Apr, 03:24 PM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch cán bộ, công chức để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống.

Lấy đầu tư công làm động lực

Lấy đầu tư công làm động lực

31 Mar, 05:15 AM

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, trong đó, dịch vụ tăng 8,6% trở lên; công nghiệp tăng 7% trở lên...

Nghị quyết quan trọng trong phát triển đô thị

Nghị quyết quan trọng trong phát triển đô thị

28 Mar, 05:42 AM

Kinhtedothi - Nghị quyết số 11-NQ/ĐU của Đảng ủy UBND TP Hà Nội vừa ban hành, được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý đất đai, đầu tư công, quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ