Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không để bất động sản... “bất động”

Kinhtedothi - Việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, Quốc hội đã chính thức vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Từ đầu năm 2023 đến nay, ngành BĐS liên tục đón nhận những tin vui khi hàng loạt chính sách mới được ban hành nhằm “cởi trói” cho thị trường bởi vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách như: Nghị định 08/NĐCP, Nghị định 10/NĐ-CP, Nghị định 12/NĐ-CP, Nghị quyết 33/NQ-CP, Thông tư 02, 03 và một số quyết định của Ngân hàng Nhà nước về điều chỉnh giảm lãi suất...

Trước đó, vào cuối năm 2022, Chính phủ cũng đã thành lập Tổ Công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS cho các địa phương, DN.

Ngay sau khi những quyết sách trên được ban hành đã mang đến tác động tích cực, mặc dù chưa lập tức giúp cho thị trường BĐS hồi phục nhưng đã giúp cho hàng nghìn DN có thêm thời gian để tái cấu trúc lại bộ máy quản lý, triển khai phương thức kinh doanh mới phù hợp với điều kiện thực tế... Và quan trọng hơn cả là có thêm thời gian cơ cấu lại các khoản thu – chi tài chính để tránh rơi vào tình trạng phá sản.

Chưa dừng lại ở đó, mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 95/2023/QH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Mục tiêu là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển NƠXH.

Có thể khẳng định, thị trường BĐS giữ vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái” kinh tế và liên quan trực tiếp đến nhiều ngành nghề khác, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, an sinh xã hội và việc làm. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, việc triển khai thực thi những chính sách mới của Chính phủ từ đầu năm đến nay vẫn đang gặp nhiều vướng mắc ở các bộ, ngành, địa phương.

Nhiều ý kiến nhận định, toàn bộ thị trường không “án binh bất động” nhưng vẫn luôn trong tình trạng nghe ngóng, chờ đợi. Các giải pháp nhằm “gỡ rối” thể hiện được quyết tâm đồng hành từ phía Chính phủ đối với DN BĐS, tiếp thêm niềm tin cho DN và cá nhân tham gia thị trường. Tuy nhiên, các giải pháp mới đang phát huy ở giai đoạn “trấn an tinh thần”, chưa đủ độ ngấm và lực để trở thành đòn bẩy, tạo cú hích cho thị trường “bật dậy”, dẫn đến chưa thể tháo gỡ một cách triệt để những rào cản.

Trong khi đó, với việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề, Quốc hội không chỉ dừng lại ở việc tổng kết kết quả, hạn chế, khó khăn, vướng mắc hiện tại để đưa ra giải pháp mà còn thực hiện cả việc kiểm tra, giám sát thực trạng công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến thị trường BĐS, phát triển NƠXH.

Qua đó chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó sẽ khắc phục tình trạng cơ chế ban hành nhiều nhưng kết quả thì chưa được bao nhiêu. Đây được xem là động thái quyết liệt của Quốc hội để thị trường BĐS không rơi vào “bất động”.

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2023: Nín thở chờ thời cơ

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2023: Nín thở chờ thời cơ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Bước chuyển mạnh trong tư duy

Bước chuyển mạnh trong tư duy

17 Apr, 06:34 AM

“Không biết thì không quản”, câu nói ngắn gọn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 mới đây hàm chứa tư duy pháp lý mới mẻ và tầm nhìn chiến lược, mở ra hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Điều đó được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ từ tư duy “không quản được thì cấm” sang “không biết thì không quản”.

Giải bài toán thanh niên “hai không”

Giải bài toán thanh niên “hai không”

16 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Cả nước còn 1,35 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi không có việc làm, không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,4% tổng số thanh niên cả nước. Đây là một trong những con số vừa được Cục Thống kê công bố liên quan đến tình hình lao động việc làm quý I/2025. Dù chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho thấy rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

15 Apr, 05:40 AM

Kinhtedothi - Đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu nhắm vào nhóm người dễ bị tổn thương: trẻ em, thai phụ, người già… đang làm xôn xao dư luận. Ngoài vấn đề đạo đức kinh doanh, sự việc còn cho thấy lỗ hổng đáng báo động trong cấp phép và quản lý thị trường.

Nền tảng cho phát triển

Nền tảng cho phát triển

14 Apr, 05:46 AM

Kinhtedothi - Nền tảng Bình dân học vụ số vừa ra mắt đã được nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội hưởng ứng. Đây được coi là một giải pháp đại chúng để người dân, kể cả những đối tượng ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số - tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ