Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không để quảng cáo “nổ” còn đất diễn

Kinhtedothi - Thời gian qua, hàng loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng xuất hiện trong nhiều clip quảng cáo lố, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là thổi phồng công dụng sản phẩm liên quan đến vấn đề sức khỏe, đã gây bức xúc trong dư luận.

Đây là hành vi tiếp tay cho nạn lừa đảo, làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, niềm tin của người dân.

Trong nhiều năm trở lại đây, việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thông qua sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn đã không còn là hình thức mới mẻ.

Không chỉ quảng cáo trên truyền hình, các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok hay nền tảng trực tuyến là YouTube… ngày càng mở rộng. Video quảng cáo xuất hiện dày đặc với những lời tán dương quá lố về tác dụng thần kỳ của sản phẩm. Hàng loạt các nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, u xơ, u nang, dạ dày, viêm gan, viêm họng... nhưng chưa biết chất lượng thực sự ra sao.

Việc nghệ sĩ dùng tên tuổi, sức hút truyền thông để quảng cáo cho sản phẩm là điều không sai nhưng việc quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, không đúng với lời nói gây cho người tiêu dùng tiền mất, tật mang rất cần lên án. Mặc dù sai phạm đã rõ, nhưng đến nay rất ít nghệ sĩ lên tiếng xin lỗi công chúng vì đã “lên sóng” “nổ” sai sự thật.

Họ xóa bài viết, điềm nhiên coi như không có chuyện gì xảy ra. Họ không quan tâm tới những khán giả, khách hàng là nạn nhân tin lời họ khiến tiền mất, tật mang. Thậm chí đã có nhiều bệnh nhân vì tin lời quảng cáo, bỏ cả điều trị để dùng thực phẩm chức năng và hậu quả là không cứu được tính mạng.

Không chỉ nghệ sĩ, nhiều tổ chức, cá nhân còn sử dụng danh nghĩa, hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng, cơ quan báo chí, truyền hình uy tín để quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc, như "thần dược"; quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung của cơ quan có thẩm quyền; quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận, không đúng bản chất sản phẩm.

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian qua, cơ quan này đã chuyển Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ TT&TT) xử lý 483 đường link (139 facebook, 6 youtube), chuyển Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) xử lý 89 website sàn thương mại điện tử. Cũng trong năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 1.145 gian hàng vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng.

Để chấn chỉnh hành vi trên, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ TT&TT; Bộ Công Thương; Bộ VH TT&DL; Bộ KH&ĐT; Bộ Công an; UBND các tỉnh, TP về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Trong đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ VH TT&DL tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Thế nhưng, điều đáng nói, mặc dù các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều động thái chấn chỉnh tình trạng này nhưng vi phạm vẫn tái diễn. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng sự vào cuộc của ngành chức năng chưa thật nghiêm, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe?

Đã đến lúc cùng với sự vào cuộc quyết liệt, mạnh tay hơn nữa của cơ quan chức năng, sự thông thái của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Trước khi dùng sản phẩm, người dân, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ, kiên quyết tẩy chay những sản phẩm được quảng cáo như “thần dược” chữa bách bệnh.

Phát hiện hàng loạt thực phẩm chức năng chứa chất cấm

Phát hiện hàng loạt thực phẩm chức năng chứa chất cấm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lấy ý kiến Nhân dân bằng ứng dụng số

Lấy ý kiến Nhân dân bằng ứng dụng số

12 May, 05:26 AM

Kinhtedothi - Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang được lấy ý kiến rộng rãi, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân.

Tăng hành động và trách nhiệm

Tăng hành động và trách nhiệm

09 May, 06:39 AM

Kinhtedothi - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh ì ạch. Trong các nguyên nhân được đề cập đến, vẫn có những nội dung “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, đòi hỏi việc thực hiện các giải pháp quyết liệt và khoa học hơn.

Không gian mới, sức bật mới

Không gian mới, sức bật mới

07 May, 05:51 AM

Kinhtedothi - Dự kiến TP Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giảm đơn vị cấp xã sau sắp xếp nhiều nhất (khoảng 76%), đây là thông tin từ Bộ Nội vụ sau khi các tỉnh, TP đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chín cấp tỉnh, cấp xã.

Thể chế kiến tạo phát triển

Thể chế kiến tạo phát triển

06 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Đột phá tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế với tư duy vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, để thể chế thực sự là động lực, là mục tiêu của sự phát triển nhanh, bền vững.

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

05 May, 05:19 AM

Kinhtedothi - Gần đây, liên tiếp nhiều vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn bị lực lượng chức năng triệt phá như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt nêm giả… đang dấy lên lo ngại về sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng dần bị xói mòn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ