Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khủng hoảng chính trị lan rộng tại Bắc Phi và Trung Đông

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khởi đầu từ Tunisia, các cuộc biểu tình chống chính phủ do giá cả leo thang, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nạn tham nhũng hoành hành rộng khắp được mệnh danh là "cách mạng hoa nhài" đã lan tới các nước Arập vùng Bắc Phi và Trung Đông như Ai Cập và Yemen...

KTĐT - Khởi đầu từ Tunisia, các cuộc biểu tình chống chính phủ do giá cả leo thang, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nạn tham nhũng hoành hành rộng khắp được mệnh danh là "cách mạng hoa nhài" đã lan tới các nước Arập vùng Bắc Phi và Trung Đông nhưAi Cập và Yemen...

 

Các cuộc biểu tình dữ dội của dân chúng Tunisiabuộc Tổng thống Ben Ali, người đã cầm quyền suốt 23 năm liên tục phải trốn chạy khỏi đất nước. Sự kiện dân chúng Ai Cập tổ chức biểu tình quy mô lớn đòi Tổng thống Hosni Mubarak, người đã lãnh đạo đất nước suốt 30 năm qua phải từ chức khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Trong suốt ba thập niên qua, ông Hosni Moubarak đã điều hành đất nước theo đường lối cứng rắn, sẵn sàng áp đặt và duy trì tình trạng khẩn cấp triền miên. Đặc biệt, ông đã từng 4 lần tái đắc cử Tổng thống với tỷ lệ phiếu tối thiểu trên 80%... Các cuộc biểu tình kéo dài suốt 2 tuần qua tại Ai Cập không chỉ khiến đất nước này thiệt hại 310 triệu USD mỗi ngày mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Tâm lý lo ngại khủng hoảng chính trị tại Ai Cập sẽ lan rộng sang các nước ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng tới nguồn cung dầu mỏ đã đẩy giá dầu trên thị trường thế giới hôm 7/2 vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Trước đó, các chuyên gia đã nhận định giá dầu có thể tăng lên trên 110 USD/thùng do những bất ổn tại khu vực này. Hiện Ai Cập đang kiểm soát kênh đào Suez và đường ống dấn dầu Suez-Địa Trung Hải, nơi trung chuyển tới hơn 2 triệu thùng dầu mỗi ngày nên nhiều chuyên gia lo ngại rằng giá dầu có thể tăng tới ngưỡng 200 USD/thùng nếu kênh đào Suez bị đóng cửa. Trong khi đó, theo các chuyên gia kinh tế, việc giá dầu thế giới vượt trên mức 90 USD/thùng sẽ đội chi phí sản xuất lên cao và cản trở đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng.

 

Anh hưởng từ những cuộc biểu tình được gọi là "Cách mạng hoa nhài" ở Tunisia, người dân Yemen đã tổ chức biểu tình quy mô lớn đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã cầm quyền 32 năm từ chức. Nguyên nhân chính của các cuộc biểu tình đầy phẫn nộ này là giá cả leo thang, tệ nạn tham nhũng hoành hành trong khi có tới 40% dân số Yemen sống dưới mức nghèo khổ với không quá 2USD/ngày.

 

Mặc dù cuộc khủng hoảng tại chính trị tại Ai Cập, Yemen chưa có hồi kết nhưng những gì đã và đang diễn ra tại các nước trên cho thấy nghèo đói, bất công xã hội, thất nghiệp và tham nhũng là những nhân tố gây bất ổn. Việc thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm an ninh, phát hiện và ngăn chặn từ xa các nguy cơ bất ổn sẽ là biện pháp hữu hiệu để không xảy ra các cuộc khủng hoảng chính trị tương tự.