Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khủng hoảng di cư bủa vây biên giới Pakistan-Afghanistan

Kinhtedothi - Hàng nghìn người Afghanistan tại Pakistan đang tìm cách quay trở lại quê hương nếu không muốn bị bắt hoặc trục xuất.

Ngày 2/11, hàng nghìn người Afghanistan tại Pakistan đã lũ lượt kéo về cửa khẩu biên giới Tây Bắc nước này nhằm tìm cách quay trở lại quê hương- một ngày sau khi thời hạn Chính phủ Pakistan chấm dứt chính sách cho phép những người nước ngoài không có giấy tờ ở lại nước này. Nếu không rời đi, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ và sau đó là trục xuất.

Vài giờ trước khi thời hạn kết thúc, chính quyền Pakistan đã bắt đầu vây bắt người nước ngoài không có giấy tờ, trong đó phần lớn là người Afghanistan, ước tính hiện lên tới hơn 1,7 triệu người. Cộng đồng người Afghanistan hiện đang sinh sống tại Pakistan đã lên tới hơn 4 triệu người.

Hàng nghìn người Afghanistan tại Pakistan đang tìm cách quay trở về quê hương. Nguồn: The Strait Times.

Chính phủ Pakistan cho biết việc trục xuất này là để nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, do người Afghanistan thường xuyên tham gia vào các cuộc tấn công của phiến quân hay nhóm khủng bố tại đất nước này. Pakistan đã bác bỏ lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, những tổ chức nhân quyền và đại sứ quán phương Tây về việc xem xét lại quyết định trục xuất này.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, Phó ủy viên khu vực Khyber, Abdul Nasir Khan cho biết chỉ trong ngày 1/11, hơn 24.000 người Afghanistan tại Pakistan đã quay trở về quê hương thông qua cửa khẩu biên giới Torkham.

Ông cho biết: “Một số lượng lớn người dân đang chờ thông quan và chúng tôi tìm cách thu xếp để giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn”.

Để hoàn thành nhiệm vụ, ông cũng tiết lộ rằng chính quyền khu vực này phải làm việc xuyên đêm tại một khu trại gần cửa khẩu. 

Kể từ khi Chính phủ Pakistan đưa ra tối hậu thư, khoảng 128.000 người Afghanistan đã quay về nước thông qua cửa khẩu này và dự kiến sẽ có thêm hàng nghìn người khác quay trở lại quê hương trong những ngày tới.

Chính quyền Pakistan đã cấm truyền thông tiếp cận cửa khẩu biên giới từ ngày 31/10.

Trước lệnh này, một số người Afghanistan đã phải rời đi dù đã sống ở Pakistan hàng chục năm, trong khi một số khác phải loay hoay tìm cách ổn định cuộc sống mới tại quê hương mà họ chưa từng đến.

Kể từ cuối năm 1970, hàng nghìn người Afghanistan đã phải rời bỏ đất nước, khi quốc gia Trung Đông luôn phải đối mặt với tình trạng bạo loạn, xung đột. Bên cạnh đó, việc Taliban tiếp quản đất nước này sau khi Mỹ rút quân vào năm 2021 cũng dẫn đến một làn sóng di cư khác nhằm thoát khỏi ách cai trị khắc nghiệt của tổ chức này.

Theo các quan chức Pakistan, trước khi thời hạn chấm dứt, 140.322 người nước ngoài đã tự nguyện rời khỏi nước này, dẫn đến việc các con đường chính dẫn đến biên giới Afghanistan luôn trong tình trạng tắc nghẽn bởi xe cộ dày đặc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
P4G 2025: Đa dạng sáng kiến xanh từ khởi nghiệp đến công nghệ cao

P4G 2025: Đa dạng sáng kiến xanh từ khởi nghiệp đến công nghệ cao

16 Apr, 07:27 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Triển lãm Tăng trưởng xanh P4G Việt Nam 2025, các gian hàng đến từ nhiều lĩnh vực như xe điện, công nghệ đô thị, thời trang bền vững và thủ công cộng đồng đã mang đến cái nhìn toàn cảnh về chuyển đổi xanh trong thực tiễn.

P4G 2025: Việt Nam thúc đẩy hợp tác xanh vì phát triển bền vững toàn cầu

P4G 2025: Việt Nam thúc đẩy hợp tác xanh vì phát triển bền vững toàn cầu

16 Apr, 05:12 PM

Kinhtedothi – Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 chính thức khai mạc chiều 16/4 tại Hà Nội, trong đó, nước chủ nhà kêu gọi đưa P4G trở thành không gian khởi tạo hành động xanh, nơi những sáng kiến, công nghệ và hợp tác mới có thể nảy mầm, phát triển và lan tỏa vì một tương lai bền vững.

EU đứng giữa lựa chọn khó: khí đốt Nga hay LNG Mỹ?

EU đứng giữa lựa chọn khó: khí đốt Nga hay LNG Mỹ?

16 Apr, 04:15 PM

Kinhtedothi - Trước áp lực chi phí và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều lãnh đạo công ty năng lượng lớn ở EU đã bắt đầu đề cập đến khả năng nhập khẩu trở lại khí đốt Nga, điều mà họ coi là "không tưởng" chỉ một năm trước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ