Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kịch bản nào cho giá dầu sau khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran

Kinhtedothi - Quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (JPCOA) của Tổng thống Mỹ Donald Trump có tác động tới giá dầu thế giới.
 
Trước đó, ông Trump đã đưa ra các dấu hiệu cho thấy sẽ rút khỏi JPCOA nếu thỏa thuận này không được sửa đổi. Các đồng minh châu Âu đang nỗ lực thuyết phục ông Trump ở lại trong thỏa thuận. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, thỏa thuận hạt nhân giúp thế giới an toàn hơn. Mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuen Macron lo ngại, chiến tranh sẽ xảy ra nếu ông Trump chọn rút khỏi JPCOA. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tuyên bố, hy vọng Mỹ sẽ giữ lại thỏa thuận hạt nhân. Đại sứ Anh tại Mỹ, Kim Darroch nói rằng, nếu Mỹ kiên quyết rút khỏi thỏa thuận, Anh sẽ tìm biện pháp khác để giữ lại.
 
Thị trường dường như đang đặt cược vào khả năng JPCOA sẽ bị hủy bỏ. Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Nhóm P5+1, gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức vào năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Tehran, nguồn cung dầu trên thị trường sẽ bị gián đoạn đẩy giá dầu tiếp tục đi lên. 
Cùng ngày Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố, giá dầu thế giới tiếp tục đi lên, tăng phiên thứ 4 liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 trước khả năng Mỹ có thể tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 67 cent, tương đương 0,96% lên 70,39 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014, giá dầu WTI vượt ngưỡng 70 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent nhích 84 cent, lên 75,71 USD/thùng.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên quan tới thỏa thuận hạt nhân được Iran và Nhóm P5+1 sẽ tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong tuần này, theo Greg McKenna, chiến lược gia tại công ty môi giới AxiTrader.
Michael Wittner - Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường dầu toàn cầu ở ngân hàng Societe Generale cho rằng, tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran có thể khiến nguồn cung dầu toàn cầu bị hụt mất 1 triệu thùng/ngày và điều này sẽ tác động mạnh đến các thị trường năng lượng vốn đang có dấu hiệu thắt chặt hơn. “Nguồn cung dầu sẽ bị xáo trộn lớn” - nhà phân tích Wittner nói thêm.
Trong khi đó, Công ty FGE dự báo sản lượng dầu Iran có thể giảm từ 250 - 500.000 thùng/ngày vào cuối năm 2018. Con số này sẽ tăng lên 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran sẽ làm xáo trộn thị trường năng lượng, song theo giới phân tích, mức độ ảnh hưởng đến giá dầu có thể không nhiều vì “vàng đen” đã leo dốc trong thời gian khá dài. Ông Wittner dự báo giá dầu chỉ có thể tăng thêm 5 USD/thùng nếu Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận. Ngoài ra, nếu Mỹ áp đặt trở lại biện pháp trừng phạt Iran, EU có thể sẽ không hạn chế nhập khẩu dầu của Iran, theo nhà phân tích Michael Wittner. Tương tự, Trung Quốc đang rất cần dầu và có thể không muốn làm bất cứ điều gì có lợi cho chính quyền Tổng thống Trump trong bối cảnh đang có bất đồng thương mại với Mỹ.

                    
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ