Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân golf

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 phê duyệt Đề án “Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”.

Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là cơ sở quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Việc kiểm kê đất đai năm 2024 thực hiện theo quy định tại Điều 9 về phân loại đất của Luật Đất đai năm 2024, đồng thời trong kỳ kiểm kê đất đai này sẽ thực hiện đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay; khu vực đất sạt lở, bồi đắp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và các chuyên đề khác tại các địa phương làm cơ sở để thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đối với các loại đất này.

Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước, ở các cấp đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh), các vùng kinh tế - xã hội và cả nước; trong đó cấp xã là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê và là cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp huyện, tỉnh, các vùng và cả nước.

Đối tượng thực hiện năm 2024 gồm: diện tích các loại đất, các loại đối tượng sử dụng, đối tượng được giao để quản lý; đồng thời trong kỳ kiểm kê đất đai này sẽ thực hiện đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay; khu vực đất sạt lở, bồi đắp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và các chuyên đề khác tại các địa phương làm cơ sở để thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đối với các loại đất này.

Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 được thực hiện tại các cấp đơn vị hành chính từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương. Trong đó, tại Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện bao gồm:

- Xây dựng Đề án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024;

- Xây dựng dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024;

- Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024;

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống phần mềm phục vụ công tác kiểm kê đất đai (trên cơ sở hệ thống phần mềm kiểm kê đất đai năm 2019) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm kê đất đai năm 2024 và thống kê đất đai hàng năm của các cấp; hỗ trợ kỹ thuật các địa phương trong quá trình thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai;

- Tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ, ban, ngành có liên quan và các địa phương;

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các địa phương trong cả nước;

- Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề:

+ Thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay;

+ Thực hiện một số nội dung trong kiểm kê đất đai chuyên đề khu vực đất sạt lở, bồi đắp và kiểm kê chuyên đề đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường: xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện; tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp quản lý và xây dựng báo cáo kết quả thực hiện;

- Thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các vùng và cả nước;

- Xây dựng dữ liệu kiểm kê đất đai năm 2024 các vùng và cả nước và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý;

- Tổng kết, công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 và kiểm kê đất đai chuyên đề.

UBND cấp tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch kiểm kê đất đai năm 2024 của địa phương; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng kiểm kê đất đai; phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân ở các cấp và đảm bảo sử dụng tiết kiệm ngân sách trong tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai.

Tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia thực hiện ở các cấp; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 ở địa phương; chuẩn bị bản đồ, tài liệu và tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp từ năm 2019 đến năm 2024 để phục vụ cho điều tra kiểm kê.

Tổ chức thực hiện điều tra, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ và kiểm kê chuyên đề ở các cấp...

Sai phạm tại toà nhà CLB sân golf Đồi Cù đưa vào diện theo dõi

Sai phạm tại toà nhà CLB sân golf Đồi Cù đưa vào diện theo dõi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ