Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiên Giang: Quyết tâm giải bài toán gỡ "thẻ vàng" khai thác thủy sản

Kinhtedothi – Tình trạng vi phạm khai thác IUU của các tàu cá tại tỉnh Kiên Giang ngày càng nhiều, chính quyền các cấp tỉnh này đau đầu tìm bài toán chống khai thác IUU. Tuy nhiên, bài toán nổ lực, quyết liệt gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản.

Xử phạt nặng tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 9.177 chiếc tàu đã đăng ký, trong đó:  Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét 3.942 chiếc, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét: 1.544 chiếc, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên: 3.691 chiếc. Cấp Giấy phép khai thác thủy sản là 5.670/9.177 tàu.

Nhiều tàu cá ở Kiên Giang vi phạm giám sát hành trình. Ảnh Hữu Tuấn

Số tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là 3.624 chiếc, chiếm 98,2% trong tổng số 3.691 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tăng 5,8% so với đầu năm 2023. Còn lại 67 tàu cá thuộc diện xóa đăng ký, nằm bờ, ngân hàng quản lý…

Trong khi đó Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đầu năm 2023 có khoảng 3.481 tín hiệu tàu cá mất kết nối giám sát hành trình. Đặc biệt, từ sau Tết Nguyên đán số lượng tàu cá mất tín hiệu tăng mạnh. Cụ thể Kiên Giang: 2.484; Cà Mau: 343; Bến Tre: 426; các tỉnh khác: 228; 45 tàu mất kết nối trên 10 ngày, 65 tàu mất kết nối dưới 10 ngày.

Đầu năm 2023, tiến hành kiểm tra kiểm tra 28 lượt tàu cá, xử phạt 25 tàu cá với số tiền 313.500.000 đồng (riêng tàu cá của tỉnh Kiên Giang là 17 tàu với số tiền 203.800.000 đồng, chiếm 65 % số tiền xử phạt). Bàn giao tàu KG-92714-TS để UBND tỉnh Kiên Giang xử lý theo thẩm quyền. ATàu KG-93524-TS vận chuyển 21 thiết bị giám sát hành trình tàu cá liên quan đến 8 chủ tàu khác nhau và vụ việc tàu KG-95284-TS có dấu hiệu tháo thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Ngoài ra, Chi cục Kiểm ngư nhận được 29 Thông báo/62 tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển. Tiến hành mời và làm việc được 43/62 tàu cá mất tín hiệu, lập biên bản và ra quyết định xử phạt 09/43 tàu cá với số tiền là 235.000.000 đồng.

Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang xử phạt vi phạm hành chính 16 trường hợp 373 triệu đồng; Bộ đội Biên phòng tỉnh điều tra xử lý 14 tàu cá, đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 444 triệu đồng và các đồn Biên phòng xử phạt 229 triệu đồng, tịch thu 44 bộ kích điện, 650 m dây điện; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 xử phạt vi phạm hành chính 28 vụ/28 tàu 387,3 triệu đồng; các địa phương xử phạt vi phạm hành chính 20/87 tàu cá 237,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, còn nhiều chủ tàu, thuyền trưởng cố tình tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình tàu cá để trên tàu cá khác hoặc gửi trên bè cá để tránh sự kiểm soát của ngành chức năng khi hoạt động trên ngư trường, vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; còn nhiều tàu cá mất kết nối trên biển thường xuyên xảy ra với số lượng lớn.

Quyết tâm gỡ thẻ vàng

Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh cho biết: Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành liên quan và địa phương.

Các sở, ngành, đơn vị và địa phương đã đồng loạt tổ chức mở cao điểm ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm IUU, thành lập nhiều tổ điều tra, xác minh, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, tàu cá vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát hành trình.

Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó Trưởng ban chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh tuyên truyền chống khai thác IUU. Ảnh Hữu Tuấn

Cùng với đó, các lực lượng chức năng Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phòng, chống IUU trên vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã hạn chế tình trạng tàu cá của ngư dân Kiên Giang vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Theo dõi, giám sát 24/7, 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá: Thông báo các trường hợp mất kết nối VMS trên 10 ngày, vượt ranh giới trên biển với chủ tàu/thuyền trưởng yêu cầu khắc phục; Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng theo dõi, xử lý các trường hợp cố tình ngắt kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển; Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ kết quả xử lý tàu cá mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh và các địa phương tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tại các địa bàn trọng điểm có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, đồng thời thăm hỏi, động viên bà con ngư dân, nhất là chủ tàu, thuyền trưởng chấp hành nghiêm các quy định về chống IUU.

Kiên Giang: Bắt tạm giam 3 bác sĩ và 1 bảo vệ

Kiên Giang: Bắt tạm giam 3 bác sĩ và 1 bảo vệ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển cà phê bền vững từ chuỗi liên kết

Phát triển cà phê bền vững từ chuỗi liên kết

09 May, 09:25 PM

Kinhtedothi - Liên kết theo chuỗi không chỉ tạo vùng nguyên liệu cà phê ổn định, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, mà từ đó còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cà phê, hướng đến phát triển bền vững…

Hai Bộ bàn giải pháp nâng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản của Mỹ

Hai Bộ bàn giải pháp nâng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản của Mỹ

09 May, 07:28 PM

Kinhtedothi - Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xác định rõ các vướng mắc mà các doanh nghiệp (DN), ngành hàng gặp phải khi giao dịch thương mại, nhập khẩu hàng nông lâm thuỷ sản từ Mỹ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thương mại giữa hai nước.

Sơn La: nông dân giúp nhau làm giàu

Sơn La: nông dân giúp nhau làm giàu

09 May, 07:26 PM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã động viên, khuyến khích hội viên nông dân tập trung phát triển đa dạng các mô hình triển kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

09 May, 05:33 PM

Kinhtedothi - Trước thách thức của biến đổi khí hậu, canh tác cà phê thông minh đã trở thành một xu hướng nổi bật, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mang lại lợi ích lâu dài về mặt xã hội cho nông dân và cộng đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ