Kinh tế Qatar bị hạ bậc do khủng hoảng với các nước vùng Vịnh

Lan Hương (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổ chức xếp hạng kinh tế Moody đã thay đổi triển vọng kinh tế của Qatar sang mức tiêu cực do các tác động từ cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra.

4 quốc gia Ả Rập cho biết đã nhận được phản hồi từ Qatar đối với bản yêu sách gồm 13 điều mà các nước đưa ra. Bản danh sách yêu cầu bao gồm việc chấm dứt hoạt động kênh truyền hình Al Jazeera, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và đóng cửa căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar.
 Triển vọng kinh tế Qatar đã bị hạ xuống mức tiêu cực.
Phản hồi của Qatar đã được trao cho đại diện Kuwait - quốc gia đóng vai trò trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng. Trước đó, Ngoại trưởng Qatar từng tuyên bố, yêu cầu của các nước Ả Rập vi phạm chủ quyền của Qatar, đồng thời chỉ trích các nước này cô lập Doha dưới cái cớ chống khủng bố.
Ngày 5/7ổ chức xếp hạng kinh tế Moody đã hạ bậc triển vọng kinh tế của Qatar khi căng thẳng ngoại giao khu vực vẫn chưa được giải quyết. Một cuộc họp khẩn giữa các nước Ả Rập sẽ được tổ chức vào hôm nay (5/7) tại Cairo, Ai Cập.
Moody đã thay đổi triển vọng kinh tế của Qatar sang mức tiêu cực do các tác động từ cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra và dự báo, có thể tình trạng bất ổn sẽ kéo dài sang năm 2018.
Hiện tại, xuất khẩu khí đốt của Qatar vẫn chưa bị ảnh hưởng. Đây được xem là nguồn thu lớn giúp quốc gia này có mức thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Do vậy, nền kinh tế của Qatar được thúc đẩy bởi xuất khẩu khí đốt tự nhiên, vẫn tiếp tục phát triển mặc dù đã có áp lực lên thị trường chứng khoán và tiền tệ.
Các chuyên gia dự báo, Ả Rập Saudi và các đồng minh có thể áp đặt lệnh trừng phạt tài chính hoặc buộc Qatar ra khỏi Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC). Một số cơ quan truyền thông Ả Rập đã nhắc đến một cuộc đối đầu quân sự hoặc thay đổi lãnh đạo ở Qatar nhưng theo các quan chức, các lựa chọn này khó xảy ra.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần