Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 đáp ứng xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ

Kinhtedothi - Theo đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT, vẫn còn một số sai sót xảy ra ở một số Hội đồng thi do lỗi của cán bộ coi thi, in sao đề thi như việc phát nhầm đề thi cho thí sinh, in thiếu đề thi dẫn đến thí sinh phải làm bài thi muộn giờ so với quy đinh.
Bộ GD&ĐT thông tin, công tác đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển được tiến hành tại các địa phương đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh (TS); các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đã được Bộ hướng dẫn các sở GD&ĐT, các trường THPT giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Cơ sở dữ liệu đăng ký dự thi đảm bảo chính xác, đầy đủ và bảo mật tốt. Đề thi gốc được bàn giao cho các Hội đồng thi để tổ chức in sao kịp thời và đảm bảo tính bảo mật cao. Các Sở GD&ĐT đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để triển khai công tác in sao đề thi tại địa phương.
 Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra an toàn, khách quan. (Ảnh: Lưu Ly)

Kỳ thi này, cả nước có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 1980 điểm thi với 38.050 phòng thi; huy động gần 50.000 cán bộ, giảng viên được điều động từ 216 đại học, học viện, trường đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) tham gia phối hợp tổ chức kỳ thi. Tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chiếm khoảng 70,2% (năm 2018 là gần 74,3%). Tỷ lệ thí sinh tới dự thi đạt trên 99% (môn: Ngữ văn: 99,6%; Toán 99,53%; Vật lí: 99,6%; Hóa học: 99.56%; Sinh học: 99.66%; Ngoại Ngữ: 99.59%; Lịch sử: 99,48%; Địa lí: 99,54%; GDCD: 99,6%).

Kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm tại tất cả các điểm thi trong cả nước. Không còn hiện tượng phao thi ở các điểm thi. Một số hiện tượng vi phạm quy chế thi được phát hiện và xử lý kịp thời đảm bảo tính nghiêm minh của kỳ thi. Cho đến thời điểm này, chưa ghi nhận thấy hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức. Toàn quốc có 6 cán bộ coi thi và 79 TS vi phạm quy chế thi (trong đó 72 trường hợp bị đình chỉ thi do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, 3 TS bị cảnh cáo, 4 TS bị khiển trách).

Theo đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT, vẫn còn một số sai sót xảy ra ở một số Hội đồng thi do lỗi của cán bộ coi thi, in sao đề thi như việc phát nhầm đề thi cho thí sinh, in thiếu đề thi dẫn đến thí sinh phải làm bài thi muộn giờ so với quy đinh. Hội đồng thi đã xử lý bù thời gian làm bài để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Trong các ngày diễn ra kỳ thi từ 25/6 đến 27/6/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã dẫn đầu các đoàn công tác của Bộ đi kiểm tra, động viên cán bộ coi thi và TS tại một số địa phương như Hà Nội, Đắk Lắk, Long An, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang,…

Bộ GD&ĐT khẳng định kfy thi THPT Quốc gia năm 2019 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhẹ nhàng. Các điểm thi tại địa phương – nơi TS theo học đã giúp TS không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở nên đã tạo tâm thế thoải mái cho TS, đồng thời không gây áp lực cho giao thông đi lại ở các thành phố lớn.

Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, dư luận trong và ngoài ngành Giáo dục, đề thi năm nay bám sát chương trình, phát huy năng lực sáng tạo của thí sinh khi làm bài thi, đồng thời có độ phân hóa hợp lý, đáp ứng được hai mục đích chính của Kỳ thi là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ