Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lại cảnh khan hàng khi vàng tăng giá

Kinhtedothi - Ngày 19/3, lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng vượt mốc 100 triệu đồng/lượng. Như những đợt vàng phi mã trước đây, chêch lệch giá quốc tế và trong nước, tình trạng khan hàng… vẫn là những câu chuyện cũ của thị trường vàng Việt Nam.

Trong bối cảnh giá vàng liên tiếp tăng và đắt nhất lịch sử, người dân vẫn kéo đi mua vàng nhưng nhiều cửa hàng chỉ bán ra với số lượng ít ỏi vì lý do hết vàng.

Việc giá vàng cao kỷ lục có nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế, địa chính trị và xu hướng mua vàng của các tổ chức tài chính lớn. Các ngân hàng T.Ư lớn trên thế giới đang liên tục mua ròng vàng để gia tăng dự trữ ngoại hối, phòng tránh rủi ro trước những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Xu hướng này phản ánh sự dịch chuyển chiến lược nhằm bảo vệ tài sản trước nguy cơ suy giảm giá trị của đồng tiền pháp định, lạm phát và bất ổn tài chính.

Cùng với đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và một số quốc gia lớn đang có dấu hiệu căng thẳng trở lại, tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu vực Trung Đông tiếp tục đối mặt với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến giá năng lượng và tâm lý thị trường… Bất ổn gia tăng, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm kiếm các kênh trú ẩn an toàn, trong đó vàng luôn được xem là lựa chọn hàng đầu. Nhu cầu mua vàng vật chất, đặc biệt là vàng nhẫn và vàng SJC tăng mạnh tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.

Hiện, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang quản lý thị trường vàng theo các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Về mặt tích cực, chính sách độc quyền sản xuất vàng miếng SJC giúp ổn định thị trường vàng, chống vàng hóa nền kinh tế một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giữ ổn định dự trữ ngoại hối mà còn kỳ vọng nguồn tiền định đầu tư cho tích trữ vàng quay trở lại đầu tư cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chính sách này cũng khiến thị trường vàng nhiều thời điểm khan hiếm, cung không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng. Điều này cũng khiến vàng trong nước luôn đắt hơn vàng thế giới, khiến người mua chịu nhiều thiệt thòi.

Từ thực tế trên NHNN nên xem xét việc giữ độc quyền sản xuất vàng miếng, thay vào đó nghiên cứu việc cấp phép cho một số DN đủ điều kiện thực hiện nhập khẩu và sản xuất vàng miếng để cân đối cung - cầu, khơi thông thị trường; chuyển vai trò từ đơn vị kinh doanh trực tiếp sang quản lý thông qua các chính sách phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Cơ quan điều hành tiền tệ Việt Nam cũng cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường vàng theo hướng liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính và hàng hóa, nhằm tạo thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia, góp phần phát triển kinh tế.

Ngoài ra, để tăng cường huy động nguồn lực vàng từ dân cư và thúc đẩy việc tích hợp vàng vào nền kinh tế, cần thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng, Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh ổn định nhằm khuyến khích người dân chuyển từ tích trữ vàng sang các hình thức đầu tư khác.

Về dài hạn, NHNN dự kiến sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP để cho phép các DN tư nhân nhập khẩu vàng nguyên liệu từ quý III/2025. Điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào nguồn cung vàng miếng SJC độc quyền và làm tăng tính cạnh tranh trong ngành vàng.

Các chính sách sẽ hướng đến việc giữ ổn định thị trường tài chính, tránh tác động tiêu cực đến hệ thống tiền tệ; hạn chế tình trạng găm giữ vàng, bảo đảm dòng tiền được luân chuyển vào nền kinh tế. Đồng thời, từng bước thay đổi tư duy tích lũy vàng trong dân, khuyến khích chuyển hóa nguồn vốn vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Giá vàng sẽ ra sao sau khi cán mức cao kỷ lục?

Giá vàng sẽ ra sao sau khi cán mức cao kỷ lục?

Tin tức kinh tế 17/3: kỷ lục giá vàng nhẫn

Tin tức kinh tế 17/3: kỷ lục giá vàng nhẫn

Giá vàng hôm nay 18/3: tăng vọt lên trên 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 18/3: tăng vọt lên trên 3.000 USD/ounce

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng hành động và trách nhiệm

Tăng hành động và trách nhiệm

09 May, 06:39 AM

Kinhtedothi - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh ì ạch. Trong các nguyên nhân được đề cập đến, vẫn có những nội dung “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, đòi hỏi việc thực hiện các giải pháp quyết liệt và khoa học hơn.

Không gian mới, sức bật mới

Không gian mới, sức bật mới

07 May, 05:51 AM

Kinhtedothi - Dự kiến TP Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giảm đơn vị cấp xã sau sắp xếp nhiều nhất (khoảng 76%), đây là thông tin từ Bộ Nội vụ sau khi các tỉnh, TP đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chín cấp tỉnh, cấp xã.

Thể chế kiến tạo phát triển

Thể chế kiến tạo phát triển

06 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Đột phá tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế với tư duy vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, để thể chế thực sự là động lực, là mục tiêu của sự phát triển nhanh, bền vững.

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

Đừng để sức khỏe, niềm tin bị xói mòn

05 May, 05:19 AM

Kinhtedothi - Gần đây, liên tiếp nhiều vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn bị lực lượng chức năng triệt phá như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt nêm giả… đang dấy lên lo ngại về sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng dần bị xói mòn.

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

01 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của Đế quốc Mỹ tại miền Nam. Trong ký ức của ông Lê Thanh Giản, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 13, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào dù 50 năm đã trôi qua.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ