Nhiều trường hợp tai biến nặng sau tiêmTheo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, ngày 12/10, ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib (ComBE Five) và uống vaccine OPV lần 1 ở trẻ nữ 2 tháng 17 ngày tuổi tại Bản Ái, xã Chiềng Xôm, tỉnh Sơn La. Ngoài ra, hơn một ngày sau đó, có 5 trẻ khác có dấu hiệu bất thường sau tiêm, trong đó hai trẻ bị sốc phản vệ mức độ 3, hai trẻ bị sốt cao, nôn. Cũng tại thời điểm này, ở Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc cũng ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B. Hay trước đó, vào hồi tháng 9, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, một trẻ cũng đã tử vong sau khi tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản mũi thứ 2. Nguyên nhân ban đầu nhận định do sốc phản vệ sau tiêm chủng. Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, đánh giá bước đầu về công tác tiêm chủng tại 2 tỉnh, từ khâu bảo quản, sử dụng đến tiêm chủng vaccine đều đảm bảo an toàn. Đáng lưu ý, lô vaccine 5 trong 1 tiêm cho trẻ tại Sơn La cũng được tiêm tại nhiều tỉnh, thành khác nhưng không phát hiện bất thường.Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã yêu cầu các tỉnh họp Hội đồng chuyên môn, lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để có kết luận chính xác về nguyên nhân tử vong. Qua đó, Hội đồng chuyên môn kết luận, một trẻ tử vong tại Sơn La do phản vệ độ IV không hồi phục với vaccine DPT-VGB-Hib (ComBE Five), loại trừ nguyên nhân do chất lượng vaccine và thực hành tiêm chủng. “Việc thực hiện quy trình tiêm chủng an toàn là vấn đề hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Qua đó, cán bộ y tế phải khám sàng lọc trước khi tổ chức buổi tiêm chủng. Nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc viêm long đường hô hấp, phải chủ động tư vấn không đưa trẻ đi tiêm chủng” - PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý.Thành lập đội cấp cứu cơ độngCục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, cả nước ghi nhận 9.918 trường hợp phản ứng thông thường và 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Đáng lưu ý, 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, có 20 trường hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 1 trường hợp trong tiêm chủng dịch vụ.Theo Cục Y tế dự phòng, các trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine trong tiêm chủng mở rộng ghi nhận tại 9 tỉnh/TP: Hà Nội có 5 trường hợp; Sơn La 8 trường hợp; 7 tỉnh còn lại gồm Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nam Định, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Trà Vinh, mỗi tỉnh có 1 trường hợp. Trong đó, có 14 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine 5 trong 1; 4 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine BCG; 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine DPT; 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh.Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân, trong đó 9 trường hợp tai biến do đặc tính cố hữu của vaccine (45%); 6 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên (30%); 5 trường hợp không rõ nguyên nhân (25%). Không có trường hợp nào thuộc một trong 3 nhóm nguyên nhân (do chất lượng vaccine, thực hành tiêm chủng và do lo sợ). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình. Để đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả, tránh cho bậc cha mẹ hoang mang, bỏ tiêm vaccine trong thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh như hiện nay, bác sĩ Đào Hữu Thân - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, cơ sở tiêm chủng cần đảm bảo tất cả các điều kiện tiêm chủng theo quy định. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tiêm chủng thường xuyên, phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cũng như xây dựng quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm. Cũng theo bác sĩ Đào Hữu Thân, các cơ sở phải thành lập đội cấp cứu cơ động, thường trực số điện thoại tư vấn tiêm chủng. Trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu theo quy định: Phác đồ chống sốc treo tại nơi thực hành tiêm, theo dõi sau tiêm; hộp chống sốc, phương tiện cấp cứu có sẵn tại khu vực tiêm và khu vực theo dõi sau tiêm chủng; Vận chuyển, bảo quản vaccine đúng quy định.“Đặc biệt, các cơ sở thực hiện đúng quy trình tiêm chủng, trước, trong và sau khi tiêm chủng. Tất cả cán bộ y tế tham gia vào dây chuyền tiêm chủng đều phải có chứng chỉ tập huấn an toàn tiêm chủng. Tăng cường truyền thông về các sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể gặp để người dân hiểu được và an tâm khi đưa con đi tiêm chủng. Ngoài ra, ngành y tế cùng các cấp, ngành có sự phối hợp chặt chẽ hơn, đánh giá chất lượng, độ an toàn để chuyển tiếp về địa phương nhằm bảo đảm nguồn cung vaccine, kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng vaccine trước khi đưa vào tiêm chủng” - bác sĩ Đào Hữu Thân nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vaccine chứa thành phần ho gà toàn tế bào: Sốt từ 38 - 39 độ C chiếm 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trương lực cơ, sốc phản vệ chỉ chiếm 20 trường hợp trên 1 triệu liều sử dụng. Với các phản ứng này nếu được xử lý kịp thời tại các cơ sở y tế, trẻ sẽ ít nguy hiểm tính mạng. |
Trong buổi tiêm chủng, cán bộ y tế cần tiêm đảm bảo “5 đúng” là đúng đối tượng, đúng lịch tiêm, đúng vaccine, đúng liều lượng, đúng đường sử dụng. Đồng thời, cán bộ y tế phải tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc, theo dõi sau tiêm chủng. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế. PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư |