Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm rõ thêm vị thế Việt Nam qua những lần thay đổi quốc hiệu

Kinhtedothi- Các nhà khoa học tập trung làm rõ thêm về quốc hiệu đất nước qua các thời kỳ.

Khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất

Ngày 23/4, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: 220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804 - 2024). Đại biểu tham gia tập trung vào các vấn đề về ý nghĩa quốc hiệu đất nước qua các thời kỳ; vị thế của Việt Nam qua những lần thay đổi quốc hiệu; quốc hiệu gắn với sự phát triển của đất nước.

Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế, Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, vừa biểu thị chủ quyền lãnh thổ, lại vừa thể hiện các yếu tố hợp pháp về chính trị, luật pháp, quân sự, văn hóa, ngoại giao.

Toàn cảnh hội thảo.

Dưới triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam được duy trì gần 4 thập kỷ qua 2 đời vua Gia Long và Minh Mạng. Đến năm Minh Mạng thứ 19 (1838), nhà vua đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang Đại Nam.

“Cách mạng tháng Tám thành công, triều Nguyễn kết thúc. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất” - TS Phan Tiến Dũng nói.

Còn theo ThS. Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội KHLS thành phố Đà Nẵng, qua 220 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, quốc hiệu Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến thiên chính trị của nước ta, chẳng hạn đã hai lần chứng kiến đất nước thống nhất - một lần vào năm 1804 khi chính thức trở thành quốc hiệu và một lần vào năm 1976 khi đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và hiện nay đang chứng kiến vị thế ngày càng được khẳng định của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế.

Biểu thị lãnh thổ đất nước thống nhất trên đất liền và biển đảo

Cung cấp các tư liệu lịch sử trong các ấn bản quốc tế thời hai vua Gia Long và Minh Mạng công nhận một đế chế có chủ quyền lãnh thổ thống nhất bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà lúc đó gọi chung là Hoàng Sa. NNC Nguyễn Quang Trung Tiến khẳng định, Quốc hiệu Việt Nam được đề cập trong các ấn phẩm quốc tế thời hai vua Gia Long và Minh Mạng tuy khá ít ỏi, nhưng luôn nổi bật lên nội dung chính với sự công nhận An Nam hay Việt Nam là một đế chế thống nhất từ nhiều vùng lãnh thổ trước đó, trải khắp bán đảo Đông Dương và vùng Biển Đông, với quần đảo Hoàng Sa, lúc đó còn bao gồm Trường Sa nằm trên lãnh hải của xứ Đàng Trong cũng là một bộ phận thuộc đế chế này.

TS Nguyễn Văn Đăng phát biểu tại hội thảo.

“Việc công nhận lãnh thổ thống nhất bao gồm các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc “Đế chế An Nam hay Việt Nam” trong các ấn bản quốc tế thời hai vua Gia Long và Minh Mạng mang ý nghĩa và giá trị lịch sử sâu sắc: Hai chữ Việt Nam từ đó trở thành biểu trưng cho một quốc gia có chủ quyền lãnh thổ rộng lớn và thống nhất cả trên đất liền và trên biển, trong đó bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” -  ông Tiến chia sẻ.

PGS. TS Nguyễn Văn Đăng cho rằng, ý nghĩa của các quốc hiệu là rất to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Quốc hiệu thể hiện chủ quyền lãnh thổ quốc gia, tính văn hóa, tính độc lập dân tộc; tính chính trị của vùng đất hay cư dân chủ thể. Quốc hiệu được đặt ra còn thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý muốn ngang bằng, bình đẳng với nước láng giềng phương Bắc trong thời quân chủ; thể hiện thể chế chính trị và ước muốn chính trị của quốc gia trong thời hiện đại.

Nâng cao vị thế Việt Nam

Nâng cao vị thế Việt Nam

Vị thế Việt Nam

Vị thế Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kỷ vật đặc biệt của người cựu chiến binh

Kỷ vật đặc biệt của người cựu chiến binh

02 May, 09:45 PM

Kinhtedothi- Tròn nửa thế kỷ thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà, cuốn nhật ký chiến trường năm nào giờ đã bạc màu, sờn rách nhưng vẫn là tài sản vô giá của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Quang.

Về nơi người bác sĩ, liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm ngã xuống

Về nơi người bác sĩ, liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm ngã xuống

30 Apr, 10:48 AM

Kinhtedothi-Tháng Tư, tôi theo chân đoàn công tác của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi vượt rừng Ba Tơ về lại nơi bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ngã xuống. Chuyến hành trình được thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025).

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân đối với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân đối với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

11 Apr, 02:35 PM

Kinhtedothi - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được Đảng, Nhà nước tin cậy giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, khó khăn. Ở cương vị nào ông cũng thể hiện được tài năng, bản lĩnh, nhân cách và vai trò hạt nhân của một người chỉ huy xuất sắc.

Tiếng vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ

Tiếng vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ

16 Mar, 01:33 PM

Kinhtedothi- Hàng chục năm qua, tiếng vĩ cầm của ông Mike Boehm vang lên trong Khu chứng tích Sơn Mỹ với mong ước xoa dịu nỗi đau chiến tranh và gửi đi thông điệp về tình yêu hòa bình đến với người dân toàn thế giới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ