Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vị thế Việt Nam

Kinhtedothi - Đất nước thêm một mùa Xuân - Xuân Quý Mão 2023 với tràn đầy niềm tin và khát vọng khi đang hội tụ đủ các điều kiện quan trọng trên con đường hiện thực hóa khát vọng mãnh liệt đưa Việt Nam trở thành một nước giàu mạnh, hùng cường và hạnh phúc.

Sau những nỗ lực vượt khó, những kết quả của năm 2022 đang thực sự thúc giục, tiếp sức, tạo đà cho cả đất nước vững vàng bước vào năm mới.

Chúng ta đã cùng nhau khép lại một năm đầy ắp những cảm xúc và dấu ấn, một năm tiếp tục khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của tinh thần Việt khi đi qua những thử thách không hề nhỏ. Với tâm thế và quyết tâm lớn lao hơn bao giờ hết, cả nước đã đồng lòng, đổi mới không ngừng, sáng tạo không nghỉ để hóa giải thách thức, có giải pháp phù hợp với từng thời điểm, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đưa kinh tế - xã hội phục hồi nhanh, tiếp tục hội nhập hiệu quả, mạnh mẽ… Năm 2022, 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều hoàn thành và hoàn vượt mức kế hoạch.

Đáng chú ý, GDP tăng trên 8% và GDP bình quân đầu người ước đạt 4.075 USD, là hai trong số 6 chỉ tiêu quan trọng vượt kế hoạch đề ra, tạo đà cho hầu hết các lĩnh vực bứt phá. Đất nước bình yên, an sinh xã hội bảo đảm; hoạt động văn hóa, thể thao tiếp tục diễn ra sôi động; nhiều sự kiện đối ngoại được tổ chức thành công... Đồng thời, cũng đặt thêm dấu ấn mới trong khơi nguồn sức mạnh nội sinh, thúc đẩy thêm niềm tin bởi những thông điệp quan trọng về phát triển nguồn lực văn hóa, con người.

Năm 2022 đi qua, cũng để lại nhiều thách thức cần nhận diện rõ để có hướng đi phù hợp. Từ tác động của chiến tranh tại Ukraine, đến các vấn đề khác diễn ra trên thế giới, những biến động bất thường trong thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, xăng, dầu trong nước vẫn đang cần xử lý dứt điểm.

Cùng với đó, tình trạng giải ngân đầu tư công chậm, những khó khăn về thiếu vốn sản xuất, kinh doanh của DN đòi hỏi tinh thần đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm; phát hiện vấn đề và ban hành chính sách kịp thời, hiệu quả.

Để biến thách thức thành cơ hội, nhân tố con người vẫn là điều được nhắc đến nhiều nhất ở thời điểm này. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người, Đảng ta luôn coi con người là “nguồn lực của mọi nguồn lực”, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết định thành công của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Trong đó, những nỗ lực cải cách thể chế, thủ tục hành chính, đặt người dân và DN ở vị trí trung tâm, đang trở thành một động lực mới của nền kinh tế. Việc đề cao trách nhiệm công vụ, xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ mà nền tảng là công chức, viên chức nói không với tiêu cực, trì trệ, tắc trách để thúc đẩy cả bộ máy cùng tiến lên, tạo các xung lực phát triển mới.

Hơn thế nữa, sức mạnh cộng hưởng còn đến từ quyết tâm mạnh mẽ trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi liên tục các cán bộ vi phạm, kể cả cán bộ cấp cao bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý đúng người đúng tội, giúp tăng niềm tin trong xã hội.

Và trong dòng chảy không ngừng của sự đổi mới, Việt Nam đang đẩy mạnh chấn hưng văn hóa bằng giải pháp cụ thể nhất, xây dựng giá trị nền tảng cho nguồn lực nội sinh từ yếu tố con người. Đi cùng với đó là định hình chính quyền số, công dân số, xã hội số… Phát huy nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới để ngày càng có nhiều DN đủ năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể nói rằng, những bước đi ấy đã tạo cơ sở và tiền đề quan trọng, quý báu để cả nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong năm mới.

Tại Hà Nội, nhiều giải pháp để hiện thực các mục tiêu đưa Thủ đô ngày càng phát triển như tinh thần của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đang được thực thi.

Trong các nguồn lực, nhân tố con người được TP đặc biệt chú trọng. Bởi đúng như quan điểm, cải cách hành chính dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu, cuối cùng con người vẫn là vai trò quyết định thái độ phục vụ và thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp.

TP cũng đang tiếp tục hình thành trục mô hình “chính quyền số - công dân số - doanh nghiệp số” nhằm quyết liệt cải cách hành chính và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Đi kèm với đó là các giải pháp để siết chặt kỷ luật công vụ, tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách để tạo đà phát triển.

Một mùa Xuân mới lại đến, mùa Xuân của niềm tin mới, chặng đường phía trước vẫn còn không ít khó khăn, thử thách, nhưng chắc chắn rằng, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh từ nhân tố con người sẽ tạo sức sáng tạo, tăng chất nguồn nhân lực và mở ra những cơ hội mới để vị thế đất nước vươn cao hơn nữa.

Du lịch Hà Nội dần phục hồi nhưng chưa trở lại vị thế

Du lịch Hà Nội dần phục hồi nhưng chưa trở lại vị thế

Hà Nội nâng tầm vị thế thu hút FDI

Hà Nội nâng tầm vị thế thu hút FDI

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Không chỉ là một danh xưng

Không chỉ là một danh xưng

21 Apr, 05:35 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, các địa phương trong cả nước đang khẩn trương công bố dự kiến các phương án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo lộ trình, để lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó, cùng với số lượng cấp xã mới dự kiến hình thành sau sắp xếp, tên gọi của các đơn vị hành chính cơ sở mới cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Bước chuyển mạnh trong tư duy

Bước chuyển mạnh trong tư duy

17 Apr, 06:34 AM

“Không biết thì không quản”, câu nói ngắn gọn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 mới đây hàm chứa tư duy pháp lý mới mẻ và tầm nhìn chiến lược, mở ra hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Điều đó được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ từ tư duy “không quản được thì cấm” sang “không biết thì không quản”.

Giải bài toán thanh niên “hai không”

Giải bài toán thanh niên “hai không”

16 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Cả nước còn 1,35 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi không có việc làm, không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,4% tổng số thanh niên cả nước. Đây là một trong những con số vừa được Cục Thống kê công bố liên quan đến tình hình lao động việc làm quý I/2025. Dù chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho thấy rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

15 Apr, 05:40 AM

Kinhtedothi - Đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu nhắm vào nhóm người dễ bị tổn thương: trẻ em, thai phụ, người già… đang làm xôn xao dư luận. Ngoài vấn đề đạo đức kinh doanh, sự việc còn cho thấy lỗ hổng đáng báo động trong cấp phép và quản lý thị trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ