Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Làm thế nào để kiềm chế lạm phát khi chi tiêu tăng?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thời gian tiền mặt tồn tại trên các tài khoản vãng lai cũng bị rút ngắn lại. Điều này có vẻ là khá tốt đối với một nền kinh tế mà người dân tiết kiẹm quá nhiều.

KTĐT - Thời gian tiền mặt tồn tại trên các tài khoản vãng lai cũng bị rút ngắn lại. Điều này có vẻ là khá tốt đối với một nền kinh tế mà người dân tiết kiẹm quá nhiều.

Năm 2010, lạm phát sẽ trở thành nỗi lo ngại lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Việc dư nợ tín dụng gia tăng quá nhanh đã góp phần đẩy mức giá trên thị trường tăng cao nhưng một nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự suy giảm tiết kiệm của người tiêu dùng Trung Quốc.

Một trong những bằng chứng cho hiện tượng mà các chuyên gia kinh tế gọi là "giảm tiết kiệm" là sự gia tăng khoảng cách giữa sức tăng trưởng khối tiền tệ M1 (tổng lượng tiền mặt trong chu kỳ tiền tệ cộng với lượng tiền các ngân hàng gửi tại ngân hàng trung ương) và M2 (bằng M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn). Việc M1 tăng nhanh hơn M2 là một dấu hiệu cho thấy tiền tệ đang được chuyển dần từ tiết kiệm sang các tài khoản vãng lai. Điều này bắt đầu xảy ra và diễn ra vào tất cả các tháng kể từ tháng 9/2009.

Một cách thức tính toán khác cũng thể hiện khuynh hướng này là thông qua khối lượng tiết kiệm của các hộ gia đình Trung Quốc được ngân hàng trung ương thực hiện. Mức gia tăng tiết kiệm của các hộ gia đình trong năm 2009 thấp hơn tới 48 tỷ USD so với năm 2008, mặc dù thu nhập thực tế tăng lên tới 9,8%.

Thời gian tiền mặt tồn tại trên các tài khoản vãng lai cũng bị rút ngắn lại. Điều này có vẻ là khá tốt đối với một nền kinh tế mà người dân tiết kiẹm quá nhiều. Nhưng cho tới thời điểm này, lượng tiền mặt dư thừa đã đẩy giá cả không những của hàng hóa và dịch vụ mà còn cả các tài sản tài chính như chứng khoán, bất động sản đều đồng loạt gia tăng.

Năm 2007, hiện tượng khối lượng tiền tệ M1 tăng nhanh hơn so với M2 đã từng xảy ra trong nền kinh tế Trung Quốc. Đầu năm 2008, lạm phát giá hàng hóa nhảy vọt lên 8,7% - mức cao nhất trong vòng 10 năm, tính từ năm 1998. Nếu việc này tái diễn trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát sẽ còn tăng lên cao hơn nữa bởi năm 2007, mức chênh lệch giữa M1 và M2 của Trung Quốc chỉ là 4%, trong khi đó, tính tới tháng 01/2010, mức chênh lệch này đã lên tới 13%.

Tuy nhiên, mỉa mai thay, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng cường chi tiêu lại là do sự lo ngại về lạm phát của người dân Trung Quốc. Lãi suất tiết kiệm áp dụng với các tài khoản tiết kiệm bị giới hạn ở 2,25%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát năm 2010 theo ước tính sẽ lên tới 3%. Vì vậy, nó gây ra xu hưởng tiêu dùng ngay lập tức thay vì tiếp tục chờ đợi thêm.

Chính phủ Trung Quốc đã và đang tập trung vào việc điều phối các ngân hàng. Họ không thể nói với những người dân cần phải làm gì. Tuy nhiên, chắc chắn việc điều chỉnh và gia tăng lãi suất tiết kiệm có thể khiến tình trạng giảm tiết kiệm sẽ phần nào đưa mọi việc trở lại với quỹ đạo bình thường.