Pháp công bố thỏa thuận “lịch sử” thiết lập Nhà nước New Caledonia
Kinhtedothi - Ngày 13/7, Pháp công bố thỏa thuận toàn diện nhằm trao thêm quyền tự trị cho vùng lãnh thổ New Caledonia sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng.
Tổng thống Emmanuel Macron đóng vai trò trung gian nhằm tháo gỡ bế tắc giữa hai phe tại New Caledonia, bao gồm phe ủng hộ tiếp tục thuộc Pháp và phe muốn độc lập.
Cuộc đàm phán kéo dài 10 ngày, theo đó các bên nhất trí tiến tới một thỏa thuận "lịch sử", rằng sẽ công nhận New Caledonia là một nhà nước mới với quốc tịch riêng, cho phép cư dân giữ song song quốc tịch Pháp.
“Quần đảo này sẽ giữ quy chế trong lòng nước Pháp, với cư dân vẫn là công dân Pháp,” nghị sĩ Nicolas Metzdorf thuộc phe phản đối độc lập cho biết.
New Caledonia nằm cách Paris gần 17.000 km, là lãnh thổ hải ngoại của Pháp từ thế kỷ 19 và quê hương của cộng đồng bản địa Kanak.
Pháp đô hộ quần đảo này từ những năm 1850 và biến nó thành lãnh thổ hải ngoại sau Thế chiến II, trao quyền công dân Pháp cho người Kanak vào năm 1957.
Tuy nhiên, nhiều người Kanak vẫn bất mãn với quyền lực của Pháp và kêu gọi quyền tự trị hoặc độc lập.

Phe ủng hộ độc lập xuống đường biểu tình vào năm 2024. Ảnh: RNZ Pacific
Từ 2018 đến 2021 đã diễn ra ba cuộc trưng cầu dân ý về độc lập, tất cả đều bác bỏ phương án tách khỏi Pháp, khiến tình hình lâm vào bế tắc và kéo dài đến nay.
Bất ổn bùng phát vào tháng 5/2024 khi Paris định mở rộng quyền bầu cử cho cư dân không phải người bản địa đã ở lâu năm, khiến người Kanak lo sợ bị biến thành thiểu số vĩnh viễn và mất quyền tự quyết. Bạo loạn đã làm 14 người chết, gây thiệt hại ước tính 2 tỷ euro, giảm 10% GDP.
Theo thỏa thuận mới, chỉ những người sống ít nhất 10 năm tại New Caledonia mới được bỏ phiếu. Các bên cũng cam kết ưu tiên phục hồi kinh tế, với gói hỗ trợ tài chính và kế hoạch hiện đại hóa ngành chế biến nickel – lĩnh vực công nghiệp chủ lực của quần đảo.
Xem thêm: Nước Pháp đối mặt bất ổn bởi phân biệt chủng tộc
Dự kiến, cả hai viện Quốc hội Pháp sẽ xem xét phê chuẩn thỏa thuận vào quý IV năm nay, trước khi tổ chức trưng cầu dân ý tại New Caledonia vào năm 2026.

Pháp lao đao vì khủng hoảng tài khóa giữa làn sóng bất ổn chính trị
Kinhtedothi - Các nhà đầu tư đang dần rút tài sản khỏi thị trường Pháp khi bất ổn chính trị kéo dài làm suy yếu niềm tin thị trường, khiến trái phiếu và cổ phiếu nước này đang ngày một mất giá so với phần còn lại của châu Âu.

Hai người chết, gần 600 người bị bắt vì ăn mừng bóng đá ở Pháp
Kinhtedothi – Pháp vừa trải qua một đêm hỗn loạn sau chiến thắng lịch sử của đội Paris Saint-Germain (PSG) tại giải Champions League, khi 2 người chết và hơn 500 người bị bắt trong các cuộc ăn mừng trở nên hỗn loạn và bạo lực.

Mỹ, Pháp lên tiếng trước các diễn biến mới về xung đột Nga - Ukraine
Kinhtedothi – Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bày tỏ lo ngại sâu sắc trước các diễn biến mới trong xung đột giữa Nga và Ukraine, đồng thời cho rằng Tổng thống Vladimir Putin “đang hành động đầy bất thường”. Ông cũng cho biết đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Moscow.