Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làn sóng chuyển dịch của ngành bất động sản sang xu hướng carbon-neutral

Kinhtedothi - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển bền vững với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050, ngành bất động sản (BĐS) cũng đang chứng kiến một làn sóng dịch chuyển sang các mô hình phát triển "carbon-neutral" và công trình đạt chứng chỉ xanh.

Xu hướng tất yếu

Việt Nam đang phần đấu mạnh mẽ để hiện thức hóa cam kết phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2025. Chiếm tới khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình, theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc), lĩnh vực bất động sản (BĐS) cũng đang có những chuyển dịch tích cực nhâm đóng góp vào mục tiêu quốc gia. Thị trường BĐS xanh - với các công trình "carbon-neutral và chứng chỉ LEED, EDGE - nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bên vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Theo đó, số lượng công trình xanh ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong những năm gần đây. Báo cáo tổng quan thị trường công trình xanh Việt Nam năm 2024 do hệ thống chứng nhận Edge và Tổ chức tài chính quốc tế IFC, thành viên của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy, Việt Nam hiện có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ công trình Xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẽ đạt chứng nhận Xanh. Riêng năm 2024, Việt Nam có 163 công trình đạt chứng nhận xanh, gấp hơn 2 lần so với năm 2023, và gấp 3 lần so với năm 2022 (có 54 công trình) và hơn 27 lần so với năm 2014 (6 công trình).

Làn sóng chuyển dịch của ngành bất động sản sang carbon-neutral là xu hướng tất yếu.

Việc phát triển các công trình xanh không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn là chiến lược tạc lợi thế cạnh tranh bền vững cho các chủ đầu tư khi nhu cầu mua BĐS xanh của người mua và nhà đầu tư gia tăng. Trong bối cảnh các TP lớn của Việt Nam liên tiếp năm trong top những TP ô nhiễm nhất thế giới, người dân, đặc biệt là người trẻ (Gen Z, Millennials) ngày càng quan tâm đến không gian sống xanh và tiêu chuẩn môi trường khi lựa chọn nhà ở. Họ ưu tiên trải nghiệm sống trong môi trường không khí trong lành, ánh sáng tự nhiên...

Kết quả khảo sát của Batdongsan.com.vn về tâm lý khách hàng cuối năm 2024 cũng cho thấy, 86% người tham gia khảo sát quan tâm đến việc mua một ngôi nhà xanh và 88% người sẵn sàng trả thêm tiên cho ngôi nhà xanh. Không chỉ người tiêu dùng trong nước, các nhà đầu tư quốc tế - đặc biệt từ châu Âu và Singapore - cũng đạt tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị lên hàng đầu trong các quyết định rót vốn. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các chủ đầu tư BĐS tại Việt Nam nếu tiên phong phát triển các dự án xanh, trung hòa carbon, không chỉ để đón đầu xu hướng thị trường mà còn để thu hút nguồn vốn quốc tế.

So với việc phát triển các dự án BĐS thông thường, việc phát triển các dự án xanh còn giúp các chủ đầu tư hưởng lợi về mặt chính sách khi Nhà nước đã và đang có nhiều hành động đồng bộ để thúc đẩy phát triển công trình xanh. Cụ thể, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tăm nhìn đến 2050 đã xác định "phát triển đô thị xanh, thông minh, phát thải thấp" là một trong các định hướng chủ đạo.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về công trình xanh thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật mới và cập nhật quy chuẩn xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội đã đưa tiêu chỉ công trình xanh vào điều kiện xét duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng đối với các dự án nhà ở xã hôi, khu đô thị mới, và trung tâm thương mại về tài chính, các chủ đầu tư thực hiện dự án xanh có thể tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi thông qua các chương trình tài chính khí hậu, trái phiếu xanh, hoặc các gói hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như IFC (World Bank), GIZ (Đức), AFD (Pháp). Điều này không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các quỹ đầu tư ESG.

Nền tảng để phát triển bền vững

Thực tế cũng cho thấy, các dự án BĐS đạt tiêu chuẩn xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp. Các dự án nhà ở đạt chứng chỉ xanh ghi nhận mức tăng giá ổn định và khả năng giữ giá tốt hơn trong giai đoạn thị trường biến động. Theo Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WorldGBC), các công trình xanh có thể giúp tăng giá trị tài sản tổng thể lên đến 7% trong vòng 5 năm.

Ngoài ra, việc đầu tư vào công trình xanh còn đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí vận hành thấp. Dữ liệu từ hệ thống chứng chỉ công trình xanh phổ biến hiện nay cho thấy, mức chi phí tăng thêm cho một dự án xanh thường dao động trong ngưỡng hợp lý và có thể được thu hồi trong thời gian ngắn.

Những dự án đạt chứng chỉ Xanh tiết kiệm năng lượng lên đến 30 - 40%.

Cụ thể, theo Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC - đơn vị phát triển hệ thống chứng chỉ EDGE, chi phí đầu tư tăng thêm cho công trình đạt chứng chỉ EDGE chỉ dao động khoảng 2%-3%, thời gian thu hồi vốn trung bình là 3 năm, với mức tiết kiệm tối thiểu 20% năng lượng và nước trong quá trình vận hành. Tương tự, chứng chỉ LEED - do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) vận hành ghi nhận chi phi tăng thêm từ 1,5 - 8%, thời gian hoàn vốn từ 1,5 - 6 năm, cùng mức tiết kiệm năng lượng lên đến 30 - 40%.

Mặc dù còn nhiều thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao, thiều chuyên gia, tư vấn và nhà thầu đủ năng lực, nhận thức còn hạn chế, chính sách ưu đãi chưa rõ ràng... Tuy nhiên, xu hướng tạo lập các dự án BĐS "carbon-neutral" và đạt chứng chỉ xanh tại Việt Nam là tất yếu. Đây không chỉ là một bước tiến phù hợp với cam kết Net Zero của Việt Nam đến năm 2050 mà còn là lựa chọn chiến lược để các chủ đầu tư khẳng định vị thế, gia tăng giá trị tài sản và khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh trong dài hạn.

Do đó, các doanh nghiệp phát triển dự án BĐS cần tích cực cập nhật các tiêu chuẩn xanh quốc tế như EDGE, LEED, LOTUS, từ đó lòng ghép các yêu cầu tiết kiệm năng lượng, vật liệu bền vững và giải pháp công nghệ ngay từ giai đoạn thiết kế, quy hoạch, Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế (như IFC, GIZ, UNDP... để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và tư vẫn kỹ thuật cho phát triển công trình xanh. Và xây dựng chiến lược truyền thông rõ ràng về giá trị "xanh" để tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút khách hàng thế hệ mới và nhà đầu tư ESG.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và hành lang pháp lý liên quan đến công trình xanh, phát triển đô thị carbon thấp và trung hòa khí thải. Đồng thời thiết kế các chính sách ưu đãi cụ thể cho dự án đạt chứng chỉ xanh như ưu tiên phê duyệt quy hoạch, giảm thuế sử dụng đất, ưu đãi tín dụng, hoặc khuyến khích qua chỉ tiêu đấu thầu sử dụng đất. Song song với việc hỗ trợ đào tạo, năng cao năng lực cho đội ngũ tư vấn, nhà thầu, cán bộ quản lý quy hoạch và thanh tra xây dựng để đảm bảo tỉnh đồng bộ và hiệu quả khi triển khai trên thực tế.

Nỗi lo nợ xấu khi tín dụng bất động sản tăng nhanh

Nỗi lo nợ xấu khi tín dụng bất động sản tăng nhanh

Nguồn cung bất động sản vẫn chênh lệch “sâu” về cơ cấu sản phẩm

Nguồn cung bất động sản vẫn chênh lệch “sâu” về cơ cấu sản phẩm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khám phá “tam giác trị liệu” tại Đảo Châu Âu- bất động sản cao cấp bậc nhất miền Trung

Khám phá “tam giác trị liệu” tại Đảo Châu Âu- bất động sản cao cấp bậc nhất miền Trung

09 Jul, 03:24 PM

Kinhtedothi- Trên diện tích 33ha, cư dân của 243 căn biệt thự được sống biệt lập, kín đáo, chăm sóc sức khỏe từ “tam giác trị liệu”: sống thư thái từ tác dụng của mặt nước đem lại; trị liệu từ các khu vườn chủ đề ngay bên thềm nhà; đặc biệt là chăm sóc sức khỏe chủ động, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại Wellness Clubhouse được chủ đầu tư Ecopark thiết kế để phục vụ nhu cầu cư dân 24/7.

Nghị định 192/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội

Nghị định 192/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội

09 Jul, 06:39 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7/2025, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội, nhằm triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Đây được kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho hàng triệu người thu nhập thấp.

Hà Nội: xem xét thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho trong dự án bất động sản

Hà Nội: xem xét thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho trong dự án bất động sản

08 Jul, 10:34 PM

Kinhtedothi - Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 410/TB-VP, thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp xem xét báo cáo, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Môi trường liên quan đến việc thí điểm không thực hiện công chứng, chứng thực đối với giao dịch bất động sản là Hợp đồng tặng cho giữa cá nhân với cá nhân trong các dự án trên địa bàn.

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu tại Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu tại Nghệ An

08 Jul, 04:26 PM

Kinhtedothi- Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.

Dòng tiền đầu tư bất động sản miền Bắc đang dịch chuyển về đâu?

Dòng tiền đầu tư bất động sản miền Bắc đang dịch chuyển về đâu?

08 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Thời gian qua, thị trường bất động sản (BĐS) khu vực phía Bắc, đặc biệt tại Hà Nội và các tỉnh vùng ven, liên tục thiết lập mặt bằng giá cao. Sau giai đoạn sôi động nhờ lực cầu bị dồn nén được giải phóng, mức giá neo cao cùng với nguồn cung thiếu đa dạng đã khiến sức hấp dẫn của thị trường miền Bắc suy giảm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ