Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làng đan võng trăm năm ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi- Qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, những chiếc võng thành hình và được đưa tiêu thụ khắp nơi. Không chỉ là nghề truyền thống, làm võng còn giải quyết việc làm và tạo nguồn thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình lúc nông nhàn.
Thôn 6 (xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức) được biết đến là vùng chuyên sản xuất võng ở Quảng Ngãi.
Nơi đây có không ít gia đình đã gìn giữ và tiếp nối truyền thống làm nghề võng qua nhiều thế hệ.
Theo những cụ cao niên trong làng, điểm khác biệt lớn nhất của nghề võng ngày nay là nguyên liệu. Thời trước, võng dùng cây thơm tàu, vỏ tra để làm sợi, còn bây giờ được thay thế bằng sợi ni lông nhiều màu sắc, mềm và bền chắc.
Điều quan trọng nhất của nghề đan võng ở Đức Chánh chính là không đầu tư máy móc nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn của người làm nghề thủ công.
Những người làm nghề đan võng ở Đức Chánh chủ yếu là phụ nữ .
77 tuổi, bà Lê Thị Danh đã có hơn 55 năm với nghề đan võng. "Đây là nghề truyền thống, đã có từ đời ông, đời cha truyền đến nay"- bà Danh nói.
Nghề đan võng không xuyên suốt, chỉ làm lúc xong việc đồng án, việc nhà. Để hoàn thành một chiếc võng, người thợ mất từ 2 - 3 giờ đồng hồ; giá bán dao động từ 50 - 70 nghìn đồng/chiếc.
Trải qua nhiều thăng trầm, hiện nghề đan võng truyền thống ở thôn 6 (xã Đức Chánh) còn trên 350 hộ dân tham gia.
Đối với người dân Đức Chánh, nghề đan võng được xem là một phần trong đời sống, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ