Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lao đao vì làn sóng Covid-19 thứ hai, giá dầu chứng kiến tuần giảm mạnh nhất 6 tháng

Kinhtedothi - Giá dầu có tuần lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 4 và ghi nhận tháng sụt giảm thứ 2 liên tiếp do nhu cầu chịu tác động từ đợt tái bùng phát dịch Covid-19.
Giá “vàng đen” sụt hơn 1% trong phiên ngày 30/10, nới rộng đà sụt giảm và ghi nhận tháng lao dốc thứ 2 liên tiếp, do gia tăng lo ngại rằng sự tăng vọt số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu và Mỹ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu thụ nhiên liệu.
 Giá dầu chứng kiến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu WTI của Mỹ hạ 38 xu Mỹ (tương đương 1,.1%) xuống 35,79 USD/thùng, mức thấp nhất trong 5 tháng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mất 19 xu (tương đương 0.5%) còn 37.46 USD/thùng, sau khi chạm đáy 5 tháng trong phiên trước đó. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 đã hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Sáu.
Giá dầu đã dao động giữa mức hòa vốn và mức giảm hơn 2% trong phiên ngày thứ Sáu khi “thị trường đang lo ngại” về các biện pháp phong tỏa mới ở châu Âu và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong tuần tới, một nhà kinh doanh dầu ở Singapore chia sẻ.
Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục tới nửa triệu người riêng trong ngày 28/10, khiến chính phủ các quốc gia châu Âu phải áp đặt trở lại biện pháp phong tỏa toàn quốc cũng như lệnh phong tỏa một phần để hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Lãnh đạo Pháp và Đức đã quyết định tái áp đặt lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn làn sóng tái bùng phát dịch Covid-19 khi chuẩn bị sang mùa đông.
Chuyên gia cấp cao về dầu mỏ Paola Rodriguez-Masiu tại Rystad Energy nhận xét: “Nhiều quốc gia có mức tiêu thụ dầu cao trên thế giới đang chứng kiến ​​mức độ lây nhiễm từ làn sóng dịc Covid-19 thứ hai cao hơn thời điểm bùng phát đầu tiên. Các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa ở châu Âu tác động bất lợi tới tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu”.
Ngoài ra, sản xuất dầu của Libya được nối lại  khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn được gọi OPEC+ phải xem xét lại kế hoạch tăng sản lượng 2 triệu thùng/ngày của cả khối trong tháng 1/2021.
Được biết, nhóm OPEC+, dự kiến tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ đầu năm tới như một phần của thỏa thuận sản lượng.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi ủng hộ duy trì mức cắt giảm sản lượng hiện tại khoảng 7,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021 trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa tiếp tục được áp đặt ở châu Âu, và Libya nối lại sản xuất.
Nhóm OPEC+ dự kiến nhóm họp từ ngày 30/11- 1/12 để thảo luận chính sách điều hành sản lượng dầu mỏ./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ