Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lấy ý kiến Nhân dân bằng ứng dụng số

Kinhtedothi - Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang được lấy ý kiến rộng rãi, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân.

Đặc biệt, lần lấy ý kiến này đánh dấu bước tiến mới khi bên cạnh các hình thức truyền thống, người dân có thể tham gia đóng góp thông qua ứng dụng VNeID.

Có thể nói, hình thức mới, cách tiếp cận mới thông qua ứng dụng số này đang nhận được sự hưởng ứng và đồng thuận lớn từ Nhân dân.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lần này với trọng tâm là 2 nhóm nội dung: các quy định liên quan đến MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đồng thời có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn. Dù phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, nhưng các bước triển khai đã được tiến hành bài bản, chặt chẽ, trong đó, việc lấy ý kiến Nhân dân diễn ra trong vòng 1 tháng.

Hiện các địa phương, đơn vị, trong đó có TP Hà Nội đang đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, động viên sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học và toàn hệ thống chính trị, từ đó, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị, sâu rộng. Lần lấy ý kiến này đánh dấu bước tiến mới khi bên cạnh các hình thức truyền thống, đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm truyền tải thông tin tới mọi người dân và tạo hiệu ứng sâu rộng, lan tỏa trong cộng đồng. Đặc biệt, người dân có thể tham gia đóng góp thông qua ứng dụng VneID, đây là điểm mới nổi bật, tạo được sự chú ý. Bởi đối với hoạt động xây dựng pháp luật, việc thu thập và tiếp thu ý kiến, kiến nghị của người dân là một trong những yêu cầu bắt buộc để bảo đảm tính dân chủ cũng như hiệu quả, khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trước đây, chỉ với những hình thức lấy ý kiến truyền thống, nhiều người gần như không quan tâm hoặc ngại góp ý kiến, nên đôi khi việc lấy ý kiến vẫn mang nặng tính hình thức. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào lấy ý kiến, không chỉ là một giải pháp nâng cao hiệu quả, minh bạch trong việc tiếp cận thông tin, mà còn giúp thu hút sự tham gia của đông đảo người dân vào xây dựng thể chế.

Như với ứng dụng số VneID, hơn 66 triệu tài khoản mức độ 2 đã được kích hoạt, đang thực sự trở thành cầu nối giữa người dân và quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Số lượt xem, tham gia đóng góp ý tại mục “Lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013” trên ứng dụng đang ngày càng tăng, cho thấy sự quan tâm lớn của của người dân tới vấn đề này. Bởi chỉ cần truy cập ứng dụng VneID ngay trên điện thoại của mình, mỗi người đều có thể theo dõi được các nội dung, điều khoản của Hiến pháp dự kiến sửa đổi; các ý kiến góp ý cũng nhanh chóng được ghi nhận. Điều đó, đã góp phần tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng hứa hẹn giúp việc tiếp nhận ý kiến, nguyện vọng của người dân được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh thời gian lấy ý kiến được xác định là rất khẩn trương. Từ đó, mỗi ý kiến của người dân sẽ là một viên gạch góp phần vào xây dựng thể chế nhằm phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước, một nhiệm vụ đang được thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bước vào cuộc “nước rút” lịch sử

Bước vào cuộc “nước rút” lịch sử

24 Jun, 05:46 AM

Kinhtedothi - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 TP. Đây thực sự là “cuộc cách mạng toàn diện, triệt để” chuẩn bị cho kỷ nguyên bứt phá mạnh mẽ trong phát triển.

Khi lòng dân đồng thuận

Khi lòng dân đồng thuận

23 Jun, 05:28 AM

Kinhtedothi - Sau gần 15 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay Hà Nội đã đáp ứng 100% các điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

Phục vụ người dân tốt hơn

Phục vụ người dân tốt hơn

20 Jun, 04:24 AM

Kinhtedothi - Hệ thống nhà chờ xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, hệ thống nhà chờ xe buýt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Chính danh cho nhà giáo

Chính danh cho nhà giáo

19 Jun, 09:01 AM

Kinhtedothi - Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà giáo – một đạo luật chuyên ngành đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách đối với đội ngũ giáo viên.

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

18 Jun, 06:06 AM

Kinhtedothi - Mức xử phạt vi phạm hành chính thế nào để vừa bảo đảm tính răn đe, vừa phù hợp với thực tiễn đời sống đang là vấn đề được nhắc đến nhiều khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Quốc hội thảo luận. Đây không phải lần đầu tiên nội dung này được dư luận quan tâm, bởi những quy định trong Luật luôn gắn chặt với đời sống xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ