Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng phát biểu kết luận cuộc họp, ngày 8/2. Ảnh: Trí Dũng |
Các Dự thảo Văn kiện được công bố gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng (xem toàn văn Dự thảo trên số báo này); Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII. (Toàn văn Dự thảo các Văn kiện trên kinhtedothi.vn)Việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân; đồng thời, góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Trong bốn Dự thảo này, Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng là báo cáo trung tâm. Theo Hướng dẫn số 151-HD/BTGTƯ ngày 10/9/2020 của Ban Tuyên giáo T.Ư về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các tầng lớp Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài (chưa phải là đảng viên) thảo luận, góp ý kiến toàn bộ nội dung hay theo từng phần, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng. Cụ thể như, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới. Tầm nhìn và định hướng phát triển: Quan điểm chỉ đạo; mục tiêu phát triển tổng quát; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Cùng với đó, Nhân dân có thể đóng góp ý kiến vào các định hướng nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; phát triển kinh tế, GD&ĐT, KH&CN; văn hóa, xã hội, con người; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… Về 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng…Cũng theo Hướng dẫn số 151-HD/BTGTƯ, có nhiều hình thức góp ý kiến như trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến Nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội thảo, tọa đàm khoa học; hoặc thông qua hệ thống thư, báo, Nhân dân có thể gửi thư góp ý kiến tới cấp ủy Đảng các cấp và tới các cơ quan báo chí của T.Ư, của Đảng bộ các địa phương, các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội.Nhiều điểm mới trong Dự thảo Văn kiệnTheo GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư, Dự thảo Văn kiện lần này có nhiều điểm mới. Đó là đòi hỏi khách quan, những gì kế thừa được từ sáng tạo của chính chúng ta bao nhiêu năm qua, cũng như từ những kinh nghiệm thành công của các nước. Đáng chú ý, chủ đề Đại hội lần này có những điểm mới. Trước đây ta mới chỉ ghi là “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh”, lần này, chủ đề Đại hội được đề xuất “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Như vậy, đã bổ sung thêm cả “hệ thống chính trị” bao gồm Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Đảng vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo cao nhất. Như vậy đã nhấn mạnh đến vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị.Về yếu tố dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, bổ sung thêm yếu tố dân chủ; xây dựng XHCN có bổ sung thêm những nhân tố mới là khơi dậy khát vọng phát triển dân tộc, phát huy ý chí. “Trước hết là nhấn mạnh vấn đề khát vọng phát triển đất nước. Dự thảo nhấn mạnh đến vấn đề khơi dậy phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc, có ý chí vươn lên. Khát vọng và ý chí là trạng thái tinh thần nhưng mà có sức mạnh chuyển hóa thành hành động. Đất nước ta đã trải qua những giờ phút khó khăn, đã vượt qua nghèo đói lạc hậu, chúng ta chiến thắng và vượt lên bằng khát vọng dân tộc. Như vậy, lần này chúng ta nhấn mạnh đến nội dung phải khơi dậy ý chí khát vọng dân tộc”- GS.TS Phùng Hữu Phú nói.Về mục tiêu phát triển phấn đấu đến thế kỷ XXI đưa nước ta phát triển thành nước XHCN. Trước đây, đã phấn đấu nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lần này, tiếp thu xu hướng chung kinh nghiệm của thế giới, đưa nước ta thành quốc gia phát triển theo chuẩn mực chung.Một điểm mới nữa là xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng Nhà nước. Xây dựng chỉnh đốn Đảng là quan trọng nhưng cũng không lơ là việc xây dựng, chỉnh đốn cơ quan Nhà nước vì đây là cơ quan giải quyết các vấn đề liên quan đến tồn vong của đất nước, đến cuộc sống của Nhân dân. Theo GS.TS Phùng Hữu Phú, trong chiến lược phát triển đất nước, vấn đề quan trọng là xác định đúng các nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, đặc biệt phải chỉ ra các đột phá chiến lược. Từ Đại hội XI, XII chúng ta đã xác định đúng ba khâu đột phá chiến lược. Đột phá vào thể chế, đột phá vào nguồn nhân lực và đột phá vào hệ thống kết cấu hạ tầng. 10 năm qua, chúng ta đang phấn đấu để thực hiện các khâu đột phá này đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên, so với yêu cầu thì chưa đáp ứng đầy đủ. Lần này, Dự thảo Văn kiện tiếp tục khẳng định thể chế chính là hành lang pháp lý; nguồn nhân lực vẫn là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển và gắn với đó thì hạ tầng, kết cấu hạ tầng. Nhưng vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển phải xác định được nội hàm của từng khâu đột phá chiến lược đó.Dự thảo Văn kiện nêu rõ, tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế phát triển để tạo một môi trường thông thoáng hơn, hiệu quả hơn cho sản xuất, kinh doanh, cho thu hút đầu tư. Hệ thống thể chế phải làm thế nào để khai thác, phát huy, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển; khai thác, sử dụng, phát huy tốt hơn nguồn lực; phát huy được vai trò tự chủ, sáng tạo của các cấp, các ngành… Về nguồn nhân lực, nhấn mạnh phải ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng có định hướng. Đặc biệt, nguồn nhân lực không chỉ là có chất lượng và trình độ cao về kỹ thuật mà là nguồn nhân lực chất lượng cao, từ tư tưởng, từ tâm hồn, phải trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của người Việt Nam. Về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trước đây nói chung chung, nhưng lần này rất rõ trọng tâm, trọng điểm…
Trong những lần lấy ý kiến trước đây, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, hoàn thiện một bước và công bố rộng rãi để xin ý kiến của toàn dân. Việc tiếp thu ý kiến được thực hiện trên phương châm phấn đấu “ý Đảng lòng dân là một”. GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư. |