Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm

Khi cả nước chuyển sang thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi một bộ máy quản trị tinh gọn, hiệu quả và hiện đại. Đặc biệt tại cấp cơ sở - nơi gần dân, sát dân và trực tiếp phục vụ người dân, chính quyền mới, trách nhiệm mới, phương pháp làm việc mới, tất cả đang tiếp tục thúc đẩy sự chủ động, năng động, sáng tạo theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Việc thực hiện lời dạy của Bác về trách nhiệm người đảng viên tiếp tục được chú trọng, hướng tới xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân hơn.

Làm thủ tục hành chính tại điểm phục vụ hành chính công phường Tây Hồ. Ảnh: Thanh Hải

Thực tế tại các đơn vị của TP Hà Nội thời gian qua cho thấy, việc học và làm theo tư tưởng của Bác được nỗ lực thực hiện với tư duy đổi mới. TP đã thực hiện hệ thống quy chế, quy định trong công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, khoa học, sát thực tiễn, nổi bật là đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt về công tác đánh giá cán bộ. Đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo hướng sâu sát, quyết liệt, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu…

Đặc biệt, sau khi Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội” được ban hành và triển khai, với 25 biểu hiện cụ thể của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy được chỉ rõ, đã tiếp tục thay đổi nhận thức, khắc phục tư tưởng coi thái độ qua loa, xuề xòa trong công việc là "không làm sao".

Lãnh đạo TP liên tục có các chỉ đạo, yêu cầu các cấp ủy nắm bắt tình hình cơ sở; định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận; tăng cường đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của tổ chức, đảng viên và Nhân dân; đề cao sự đổi mới, sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển. Chính tinh thần xuyên suốt về đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phương thức lãnh đạo từ TP Hà Nội đã được lan tỏa mạnh mẽ, quyết liệt tới cơ sở; mỗi cấp ủy, đơn vị đều nỗ lực đổi mới, sáng tạo để đóng góp vào thành tích chung.

Từ 1/7/2025, 126 xã, phường mới tại Hà Nội sau sắp xếp đơn vị hành chính đã đi vào hoạt động ổn định, thông suốt. Qua một tuần đầu vận hành mô hình mới, có thể thấy sự đánh giá cao của người dân với chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Với sự chủ động, rõ người, rõ trách nhiệm và chuẩn bị từ sớm, từ xa, các xã, phường mới vận hành theo cơ chế mới, bảo đảm sự thuận tiện nhất cho người dân. Việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan trực tiếp đến người dân, DN đều diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Hơn hết, người dân khi đến cơ quan công quyền cấp xã mới đều cảm nhận được tinh thần phục vụ lan tỏa mạnh mẽ.

Động lực cho những chuyển động mới

Cùng với thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những tháng còn lại của năm 2025, Hà Nội đang tiếp tục những bước phát triển quan trọng hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng phát triển Thủ đô. Trong đó, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai các quy định của Luật Thủ đô 2024, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; hoàn thành các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân… Lãnh đạo TP khẳng định, Hà Nội đang quyết liệt chỉ đạo nhằm tăng tốc phát triển kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên các lĩnh vực với mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên để tạo đà bước vào giai đoạn 2026 - 2030 với quyết tâm tăng trưởng 2 con số.

Nhiều ý kiến đã nhận định, với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, khối lượng công việc lớn, yêu cầu nhiệm vụ cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở cấp xã phải đa năng, đa nhiệm, chuyên nghiệp, có năng lực tập hợp. Để tạo động lực cho những chuyển động mới, Hà Nội xác định tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu khơi dậy ý chí khát vọng phát triển cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đặc biệt tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao.

Bởi thế, việc tiếp tục thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tư duy đổi mới, sáng tạo, phát triển, dám nghĩ, dám làm của từng cấp, ngành vẫn là yêu cầu được đặt ra. Việc học và làm theo tư tưởng của Bác cũng chính là căn cứ quan trọng để các cấp ủy khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ, tạo thêm những đột phá mới, thành tựu mới.

Quận Đống Đa triển khai, nhân rộng hiệu quả nhiều mô hình về học Bác

Quận Đống Đa triển khai, nhân rộng hiệu quả nhiều mô hình về học Bác

Lan tỏa tinh thần học Bác, tạo động lực trong phát triển

Lan tỏa tinh thần học Bác, tạo động lực trong phát triển

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai: dấu ấn lịch sử cho chặng đường phát triển mới

Lào Cai: dấu ấn lịch sử cho chặng đường phát triển mới

24 Jun, 09:33 AM

Kinhtedothi - Việc sáp nhập tỉnh và đổi mới mô hình chính quyền đang tạo ra bước chuyển lớn trong cách thức tổ chức, vận hành chính quyền tại Lào Cai. Kỳ họp thứ 31 không chỉ thông qua các nghị quyết quan trọng, mà còn là bước chuyển giao trọng yếu, đặt nền tảng pháp lý và hành chính cho bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hơn sau ngày 1/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ