Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra trong vòng 10 ngày

Kinhtedothi - Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 sẽ diễn ra tại khu di tích Kiếp Bạc (Hải Dương) từ ngày 12 đến 22/9 (tức từ ngày 10 đến 20 tháng 8 âm lịch).

Đây là một trong hai kỳ lễ hội truyền thống tại khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Lễ hội này đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc trên khắp mọi miền đất nước.

Theo Ban tổ chức, lễ hội năm nay có nhiều điểm mới và điểm nhấn so với lễ hội mùa thu năm trước. Tại lễ hội sẽ tổ chức khai mạc tuần văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại, cùng với việc trao giải cuộc thi hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và lễ khai hội với chương trình nghệ thuật đặc sắc, quy mô lớn, kết hợp công nghệ hiện đại cũng sẽ được tổ chức nhằm xứng tầm với khu di tích, đồng thời tăng cường quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng với Quảng Ninh, Bắc Giang trình UNESCO hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới.

Hình ảnh lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023.

Năm nay cũng là lần đầu tiên tổ chức trưng bày cổ vật vào sáng 19/9 (ngày 17/8 âm lịch), trước khi diễn ra diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu. Khoảng 10 gian trưng bày cổ vật với các hoạt động trưng bày, mua bán, trao đổi và thẩm định cổ vật; trong đó, trưng bày các hiện vật có kích thước lớn và có giá trị, chủ yếu là các hiện vật thời Trần.

Dự kiến, Ban tổ chức sẽ mời đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào), TP Suwon (Hàn Quốc), lãnh đạo một số tỉnh, TP tham dự lễ hội.

Tại khu di tích Côn Sơn sẽ có một số hoạt động nhằm tưởng nhớ ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, bao gồm lễ rước bộ, lễ tưởng niệm và lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán; cùng các hoạt động văn hóa, thể thao khác.

Ban tổ chức yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động chỉ đạo tập luyện, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ các nghi lễ tại lễ hội. Đồng thời, phối hợp với các phóng viên của tỉnh, Trung ương và các tỉnh bạn để kịp thời cung cấp thông tin tuyên truyền về lễ hội.

UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu các tiểu ban nội dung, tuyên truyền; lễ tân, khánh tiết, hậu cần; an ninh trật tự, quảng bá văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại khẩn trương xây dựng kế hoạch riêng để thực hiện các nội dung lễ hội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức lễ hội một cách trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh.

Hải Dương: chi hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng cầu vượt sông Thái Bình

Hải Dương: chi hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng cầu vượt sông Thái Bình

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

06 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi – Sáng 6/7, xã Ô Diên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành, nhà chính trị, nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XII. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ