Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lỗ hổng tuyển dụng

Kinhtedothi-Cứ nghĩ rằng chỉ có thời nhà thơ Nguyễn Khuyến mới phải dùng cụm từ “Tiến sĩ giấy”, nhưng mấy ngày nay dư luận lại được phen ngỡ ngàng với “Tiến sĩ dởm” để chỉ về vị dùng bằng tiến sĩ giả làm đến vị trí lãnh đạo khoa của một trường cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh.

Đến cả người trong ngành - giảng viên các trường đại học, cao đẳng cũng đang không hiểu nổi lại có chuyện nực cười như thế tồn tại nhiều năm trong ngành giáo dục. Sự việc này khiến niềm tin về chất lượng đào tạo đại học càng bị hoài nghi.

Nhắc lại hành vi lửa đảo của vị “Tiến sĩ dởm” Nguyễn Trường Hải: từ năm 2016 - 2018, ông Hải đã dùng bằng tiến sĩ giả ngành khoa học máy tính - một ngành rất hot hiện nay, làm giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học có tiếng trong cả nước. Thậm chí, vào đầu tháng 11/2023, “Tiến sĩ dởm” Nguyễn Trường Hải còn được xem xét bổ nhiệm vị trí trưởng khoa của một trường cao đẳng. Phải đến khi thực hiện quy trình thẩm tra hồ sơ cán bộ, và cũng có cả câu chuyện phanh phui từ đơn thư nên mới sáng tỏ tấm bằng Tiến sĩ Khoa học máy tính của ông Nguyễn Trường Hải không có trong dữ liệu nghiên cứu sinh của Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Việc một người sử dụng cả bằng thạc sĩ, tiến sĩ đều giả vẫn làm giảng viên, thậm chí lãnh đạo khoa của nhiều trường đại học, cao đẳng thể hiện rõ sự dễ dãi trong khâu tuyển dụng nhân sự ở những trường đó. Khi thông tin này được phanh phui, các trường từng mời ông Nguyễn Trường Hải làm giảng viên thỉnh giảng mới tá hỏa rà soát quy trình.

Có trăm ngàn lý do để đổ lỗi, và trong đó có cả lỗi do dịch bệnh Covid-19 nên việc xác nhận bằng cấp phải thực hiện qua hình thức online. Dẫu có giải thích thế nào thì đây được xem là tin sốc của giáo dục đào tạo đại học. Đặc biệt là chất lượng dạy học. Nguyên nhân xuất phát từ việc các trường mắc bệnh sính bằng cấp, chạy đua tuyển dụng người có bằng tiến sĩ vào làm giảng viên để tăng chỉ tiêu tuyển sinh, hoàn toàn không quan tâm gì đến chất lượng. Nghĩa là tuyển người giảng dạy thông qua tấm bằng chứ không phải thông qua người.

Khâu tuyển dụng thực hiện đúng quy trình phải qua hội đồng tuyển dụng. Khi ứng viên nộp hồ sơ, hội đồng phải có trách nhiệm xem xét kỹ từng loại giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ. Đối với người có trình độ tiến sĩ còn phải xác minh kỹ lý lịch khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế, quy trình tuyển người thỉnh giảng chủ yếu vẫn là qua người giảng tự khai báo. Gần như các đơn vị chỉ chú ý lý lịch khoa học đã dạy ở trường nào, có bao nhiêu nghiên cứu, bằng cấp ra sao. Mặt khác, việc thỉnh giảng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nên không chú ý đến xác thực bằng cấp. Đây là lỗ hổng của quy trình tuyển dụng người thỉnh giảng cần sớm phải chấn chỉnh.

Theo các chuyên gia, muốn lấp được lỗ hổng này, Bộ GD&ĐT cũng cần xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu văn bẳng chứng chỉ để tiện cho công việc tra cứu. Bởi vì, hiện nay hệ thống thông tin bằng cấp không minh bạch và thủ tục thẩm tra phức tạp, nên các đơn vị hay lược bớt các quy trình và hay xảy ra sai sót.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

05 Apr, 11:47 AM

Kinhtedothi - Tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe báo cáo và cho ý kiến về Chuyên đề đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển.

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thuận tiện và tiết kiệm

Thuận tiện và tiết kiệm

02 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Những băn khoăn của người dân về việc “liệu có phải đổi lại các loại giấy tờ khi tên các đơn vị hành chính thay đổi hay không” dường như đã được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ mới đây đã có đề xuất, các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, nếu chuyển đổi thì không mất phí.

Sự sàng lọc cần thiết

Sự sàng lọc cần thiết

01 Apr, 03:24 PM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch cán bộ, công chức để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống.

Lấy đầu tư công làm động lực

Lấy đầu tư công làm động lực

31 Mar, 05:15 AM

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, trong đó, dịch vụ tăng 8,6% trở lên; công nghiệp tăng 7% trở lên...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ