Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lo ngại việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc, chứng khoán Á - Âu giảm điểm

Kinhtedothi - Các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đều mất điểm trong phiên ngày 24/4 do lo ngại về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên này ghi nhận sắc đỏ mặc dù kết quả lợi nhuận tích cực của ngân hàng Credit Suisse, khởi đầu mùa báo cáo thu nhập của các ngân hàng tại châu Âu.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,27% trong phiên giao dịch ngày 24/4. 
Các cổ phiếu châu Âu rời khỏi mức cao nhất trong 8 tháng, với chỉ số STOXX 600 trong khu vực giảm 0,4%. Chỉ số DAX trên thị trường chứng khoán Đức đi ngang sau kết quả  cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh của Berlin giảm trong tháng này.
Andrew Milligan - phụ trách chiến lược toàn cầu tại Aberdeen cho biết: “Tâm lý của giới đầu tư cổ phiếu tại châu Âu bị dao động mạnh trong phiên này do bức tranh trái chiều từ thị trường chứng khoán châu Á lao dốc và các chỉ số tại Phố Wall thiết lập mức cao kỷ lục”.
Trong phiên này, thị trường chứng khoán châu Âu ghi nhận phiên giao dịch khởi sắc duy nhất của cổ phiếu Credit Suisse, tăng 3,9% sau khi ngân hàng này chứng kiến mức tăng lợi nhuận bất ngờ và cho thấy tâm lý lạc quan đối với hoạt động kinh doanh trong quý II. Credit Suisse đã công bố lợi nhuận ròng 749 triệu franc Thụy Sĩ (734 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm 2019 khi quản lý tài sản lớn hơn dự kiến ​​sẽ bù đắp cho sự sụt giảm ngân hàng đầu tư.
Dự kiến, các ngân hàng UBS Group AG và Barclays sẽ công bố kết quả kinh doanh lần lượt vào ngày 25/4 và 26/4.
Tại châu Á, đà giảm mạnh nhất trong phiên 24/4 là chỉ số KOSPI của Hàn Quốc, sụt 0,9%, trong đó cổ phiếu của Samsung Electronics hạ 1%.
Chứng khoán châu Á phần lớn đều xóa sạch đà tăng đầu phiên và quay đầu giảm trong chiều ngày 24/4, mặc dù chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lên mức kỷ lục trong phiên 23/4.
Chỉ số chứng khoán MSCI, theo dõi cổ phiếu ở 47 quốc gia, giảm 0,1% trong phiên này. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,27%, mặc dù cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số chung Fast Retailing đang trên đà tăng. Chỉ số Topix lùi 0,7%.
Cổ phiếu Nissan Motor lao dốc hơn 3,5% sau khi Reuters dẫn lại thông tin từ truyền thông Nhật Bản rằng công ty sản xuất ô tô Nhật Bản sắp giảm dự báo lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc trong tháng 3/2020.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc xóa bớt đà giảm, cụ thể, chỉ số Shanghai Composite hạ 0,26%. Chỉ số Shenzhen Component lùi 0,53% và Shenzhen Composite giảm 0,473%. Bên cạnh đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng mất 0,5%.
Đi ngược lại với xu hướng chung, chỉ số ASX 200 tại thị trường chứng khoán Australia tăng 0,99% lên mức đỉnh hơn 10 năm khi phần lớn lĩnh vực đều leo dốc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ