Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lợi ích của củ nghệ

Kinhtedothi - Nghệ là một loại gia vị màu vàng tươi có nguồn gốc từ thân ngầm hoặc thân rễ của cây Curcuma longa. Cây này là một phần của họ Gừng và được trồng ở những vùng có khí hậu ấm áp trên khắp thế giới.

Nghệ từ lâu đã được sử dụng vì những lợi ích tiềm năng cho sức khỏe cũng như để tăng hương vị trong các món ăn. Nó có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm gia vị xay và rễ tươi, và cũng có thể được dùng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Curcumin là hợp chất có hoạt tính sinh học trong củ nghệ. Lợi ích sức khỏe tiềm năng của củ nghệ chủ yếu là do chất curcumin.

Củ nghệ đã được sử dụng hàng ngàn năm nay trong y học cổ truyền để điều trị các tình trạng như rối loạn da, các vấn đề về hô hấp, giảm đau khớp và rối loạn tiêu hóa. Gần đây, nghệ đã trở thành một loại thực phẩm bổ sung phổ biến được quảng cáo là có lợi cho nhiều tình trạng khác nhau bao gồm viêm khớp, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm và dị ứng, cùng nhiều bệnh khác.

Củ nghệ đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ qua để hiểu được lợi ích sức khỏe tiềm năng của nó. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy nghệ có liên quan đến các đặc tính chống viêm, chống ung thư, trị đái tháo đường, chống tiêu chảy, kháng khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa.

Các nghiên cứu trên người đã cho thấy tiềm năng của chất curcumin trong việc kiểm soát cơn đau xương khớp. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về những lợi ích tiềm năng khác của nghệ, cũng như liều lượng cần thiết để đạt được những lợi ích đó.

Nên uống một viên chiết xuất curcumin 500mg hai lần mỗi ngày để giúp kiểm soát các triệu chứng viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Để giúp tăng khả năng hấp thụ chất curcumin, hãy tìm các chất bổ sung có chứa piperine. Hạt tiêu đen là một piperine tự nhiên giúp tăng cường hấp thu chất curcumin. Việc bổ sung chất curcumin hoặc nghệ cũng có thể hữu ích trong bữa ăn có chứa chất béo.

Uống nghệ hoặc curcumin bằng đường uống có thể giúp giảm lượng đường trong máu xuống mức dễ kiểm soát hơn ở một số người, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn ở người để xác nhận tác dụng này. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung nghệ hoặc chất curcumin trong chế độ ăn uống có thể giúp những người mắc bệnh tiền tiểu đường làm chậm hoặc đảo ngược sự phát triển của tình trạng này.

Các hợp chất như chất curcumin cũng có thể giúp giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của một số biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường: chẳng hạn như bệnh gan nhiễm mỡ; tăng cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL)…

Nghệ có thể giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh thần kinh tiểu đường, bao gồm: các vấn đề về mắt, chẳng hạn như viêm màng bồ đào và đục thủy tinh thể; liệt dạ dày, làm chậm hoặc dừng chuyển động của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa…

Các chất bổ sung nghệ và curcumin được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ - FDA phân loại là "thường là an toàn", cả nghệ và curcumin đều an toàn và dung nạp tốt ngay cả khi tiêu thụ với số lượng lên tới 8g (khoảng 3 thìa cà phê) mỗi ngày.

Tuy nhiên, nghệ có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy khi dùng liều cao. Giống như bất kỳ chất bổ sung nào, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng nghệ hoặc chất curcumin. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng nghệ hoặc chất curcumin nếu bạn có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc đang dùng thuốc, đặc biệt nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu; sắp phẫu thuật mang thai hoặc cho con bú; mắc bệnh túi mật; đang hóa trị.

Vị thuốc ba kích tăng lực cho nam giới

Vị thuốc ba kích tăng lực cho nam giới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ