Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lừa đảo tinh vi núp bóng fanpage có tích xanh

Kinhtedothi - Từng được xem là biểu tượng xác thực uy tín, nay dấu tích xanh trên mạng xã hội đang bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi. Trước thực trạng này, người dùng cần nâng cao cảnh giác và kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường số.

Ảnh minh họa.

Lợi dụng tích xanh để lừa đảo

Không còn là những chiêu trò lừa đảo vụng về, hiện nay kẻ gian đã sử dụng các fanpage có tích xanh - dấu hiệu được hiểu là tài khoản đã được nền tảng xác minh chính chủ - để mạo danh tổ chức, cá nhân uy tín, từ đó chiếm đoạt tài sản hoặc phát tán thông tin giả mạo.

Mới đây, một phụ huynh tại TP Hồ Chí Minh đã bị lừa mất 50 triệu đồng sau khi chuyển khoản để "đăng ký học kỳ quân đội" cho con theo hướng dẫn trên một fanpage có tích xanh Facebook mang tên "Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Truyền thống Việt". Trang này sử dụng hình ảnh, tên gọi tương tự với các tổ chức đào tạo chính thống và thường xuyên đăng tải nội dung được đầu tư bài bản, khiến nạn nhân tin tưởng tuyệt đối.

Song, đây thực chất là một fanpage giả mạo. Sau khi nhận được tiền, fanpage trên lập tức chặn liên hệ và ẩn toàn bộ bài viết, khiến phụ huynh rơi vào tình trạng "tiền mất, tật mang" mà không thể kêu ai.

Không chỉ dừng lại ở giáo dục, nhiều trường hợp lừa đảo khác cũng xuất hiện từ các tài khoản Facebook cá nhân hoặc fanpage có tích xanh mạo danh cơ quan báo chí, thương hiệu nổi tiếng hay thậm chí cả lực lượng chức năng. Một số fanpage còn giả mạo báo chí chính thống, đăng bài viết mang tính chất định hướng sai lệch dư luận, bịa đặt nội dung để câu tương tác hoặc kích động.

Đáng chú ý, kẻ gian thường "săn lùng" những tài khoản cũ đã được cấp tích xanh (do từng là người nổi tiếng, người sáng tạo nội dung), sau đó mua lại và đổi tên, đổi ảnh đại diện. Khi đã có dấu xác nhận tích xanh, tài khoản sẽ dễ dàng tạo niềm tin hơn với người dùng. Sự tinh vi này khiến việc nhận biết trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Trước đó, rất nhiều cơ quan, đơn vị cũng bị giả danh bằng các tài khoản, fanpage có tích xanh. Cụ thể, trong tháng 3/2025 xuất hiện một số fanpage giả mạo Bộ Tài chính; Cục An ninh - Bộ Công an... đăng tải nội dung hướng dẫn người dân lấy lại tiền bị lừa đảo khi mua hàng tại Shopee, Lazada…

Theo tìm hiểu, thông thường, với Facebook, điều kiện để đạt tích xanh của mỗi tài khoản là khá ngặt nghèo. Đối với trang tương tác fanpage cần đạt tối thiểu 100.000 lượt thích; tài khoản cá nhân là tối thiểu 100.000 lượt theo dõi. Cả tài khoản cá nhân hay fanpage đều phải đáp ứng điều kiện có tối thiểu 5 trang báo uy tín đưa tin.

Tuy nhiên, hiện giờ bất cứ ai cũng có thể sở hữu tích xanh chỉ với số tiền khoảng hơn một triệu đồng. Trên nhiều trang mạng xã hội, dịch vụ cho thuê tích xanh rất sôi động với hàng trăm tài khoản đăng tải thông tin mời chào mỗi ngày…

Nâng cao kỹ năng tự vệ số và vai trò của cơ quan quản lý

Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức của người dùng mạng xã hội cũng như trách nhiệm của các nền tảng số trong việc kiểm soát danh tính và hạn chế tình trạng lạm dụng tích xanh để lừa đảo.

Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, người dùng không nên tuyệt đối tin tưởng vào dấu tích xanh. Bởi, dấu tích này chỉ xác nhận tài khoản đã được xác minh danh tính, không đại diện cho độ tin cậy hay nội dung đăng tải. Trước khi tương tác, cần kiểm tra kỹ thông tin qua các kênh chính thức.

Ngoài ra, người dân cũng được khuyến cáo nên truy cập website chính thức của các tổ chức để kiểm tra thông tin; không chuyển tiền, cung cấp mã OTP, thông tin cá nhân qua các tin nhắn riêng; báo cáo ngay với nền tảng nếu phát hiện dấu hiệu giả mạo.

Về phía cơ quan chức năng, các đơn vị như Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã nhiều lần cảnh báo về xu hướng lừa đảo tinh vi thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù xuyên biên giới và tính ẩn danh cao, việc xử lý gặp nhiều khó khăn nếu không có sự phối hợp từ chính các nền tảng.

Việc lạm dụng dấu tích xanh để tạo niềm tin giả là minh chứng rõ ràng cho thấy, trên môi trường mạng, "niềm tin" có thể bị thao túng như một loại hàng hóa, và người dùng - nếu không cẩn trọng - rất dễ trở thành nạn nhân.

Từ một biểu tượng để xác minh danh tính, tích xanh đang dần mất đi giá trị vốn có nếu không đi kèm với biện pháp giám sát nghiêm ngặt. Hàng loạt vụ việc lừa đảo, mạo danh không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức, doanh nghiệp chân chính.

Để đối phó hiệu quả, không thể chỉ trông chờ vào một phía. Sự tỉnh táo của người dân được xem là điều quan trọng nhất để bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra, để ngăn chặn lừa đảo online hiệu quả, trách nhiệm không chỉ của riêng các lực lượng chuyên trách mà còn đòi hỏi phối hợp đồng bộ từ người dùng - với ý thức tự bảo vệ; từ cơ quan quản lý - với khung pháp lý phù hợp; và từ các nền tảng mạng xã hội - với trách nhiệm công nghệ và đạo đức… Chỉ khi đó, niềm tin trên môi trường số mới được khôi phục và bảo vệ đúng nghĩa.

Hà Nội: Cảnh báo lừa đảo tinh vi khi mua – bán vàng bạc online

Hà Nội: Cảnh báo lừa đảo tinh vi khi mua – bán vàng bạc online

Lừa đảo trên mạng xã hội: mối đe dọa hiện hữu trong đời sống số

Lừa đảo trên mạng xã hội: mối đe dọa hiện hữu trong đời sống số

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Mỹ Đức: Hướng tới phổ cập kỹ năng số cho toàn dân

Huyện Mỹ Đức: Hướng tới phổ cập kỹ năng số cho toàn dân

22 May, 12:12 PM

Kinhtedothi-Phong trào “Bình dân học vụ số” đang mở ra cơ hội để mọi người dân, từ nông dân, công chức đến học sinh, đều có thể tiếp cận công nghệ, tri thức, góp phần đưa Mỹ Đức vươn xa trên hành trình chuyển đổi số bền vững.

Trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức

Trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức

21 May, 05:33 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 970/QĐ-TTg quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức.

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

21 May, 04:46 PM

Kinhtedothi - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi trên không gian mạng. Đáng lo ngại, chính người dùng mạng xã hội đang trở thành "mồi ngon" cho tội phạm, khi vô tư chia sẻ hình ảnh và thông tin cá nhân.

Thái Nguyên: tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”

Thái Nguyên: tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”

21 May, 01:54 PM

Kinhtedothi - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng minh chứng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho lao động sản xuất, AI còn giúp mở ra cơ hội tiếp cận tri thức toàn cầu, tạo đột phá trong quá trình chuyển đổi số. Nhằm hướng tới hiện thực hóa mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc, tỉnh đang tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ