Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Luật mới sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp

Kinhtedothi - Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được đánh giá là rất quan trọng, có thể góp phần tạo dựng nên môi trường kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần doanh nghiệp.
Phân tích về những điểm mới đáng chú ý trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với Báo điện tử Chính phủ, TS Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện tại mang tính “cơi nới”, với nếp quản lý, giám sát cũ, vì vậy cần có sự đổi mới quyết liệt hơn.

Ban soạn thảo đã quyết định cần phải có chương riêng nhấn rõ ràng quy định về DNNN, “pháp lý” hóa các quy định liên quan đến DNNN ngay trong Luật Doanh nghiệp. Theo đó, cần quy định cụ thể cơ quan thực hiện quyền, trực tiếp đại diện quyền chủ sở hữu, cơ quan giám sát các cơ quan này. Luật phải nêu rõ vai trò chức năng của DNNN, vị trí sứ mệnh của từng DNNN là gì, từ đó xác định mục đích của từng DN, xác định các tiêu chí đánh giá cụ thể.

Quốc hội sẽ giao cho Chính phủ những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả, giám sát hoạt động của khu vực DNNN. Trên cơ sở các chỉ tiêu được giao, Chính phủ sẽ giao cho các bộ chủ quản hoặc DNNN làm rõ cần phải đạt các chỉ tiêu, kế hoạch gì, trên cơ sở đó mới có căn cứ xác đáng, tin cậy để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN, tránh tình trạng nhập nhèm giữa nhiệm vụ công ích với kinh doanh như hiện nay.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, chừng nào chưa có cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động của khu vực DNNN, chưa có tách biệt quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý của Nhà nước, sẽ vẫn có tình trạng “cha chung không ai khóc” và khó có được môi trường kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh.

Hiện nay, vẫn có tình trạng DNNN công bố thông tin theo kiểu hình thức, không theo các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, thậm chí công bố thông tin gì, thì chủ sở hữu biết, còn không thì chưa có cách gì xử lý để đủ sức răn đe. Chính vì vậy, Ban soạn thảo đề xuất nên lấy chuẩn mực minh bạch của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán làm chuẩn minh bạch, công bố thông tin cho các DNNN. Khi thông tin được niêm yết, có sự giám sát của người dân, DN sẽ khó che dấu thông tin hơn. Dự thảo Luật đã yêu cầu DNNN định kỳ đánh giá và báo cáo về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng cường tính giám sát với DNNN.

TS Nguyễn Đình Cung cho biết thêm, dự thảo Luật Doanh nghiệp không bắt đăng ký cụ thể ngành nghề kinh doanh (Điều 31). Bên cạnh đó, Luật mới sẽ giúp giảm hồ sơ và đơn giản hóa các hồ sơ, tách bạch hẳn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

13 Jul, 06:23 AM

Kinhtedothi - Anh Hoàng Văn Tuấn - chủ thương hiệu trà Tuấn Nhung Phú Đô (xã Vô Tranh, Thái Nguyên) chọn bắt đầu từ mảnh đất quê nhà, nơi gia đình anh đã gắn bó với cây chè qua nhiều thế hệ. Với hướng đi sản xuất trà hữu cơ, anh vừa gìn giữ nghề truyền thống, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống và tạo sinh kế bền vững.

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

12 Jul, 08:41 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) lần XVI khoá VIII, Liên minh Cung ứng FDI đã chính thức được ra mắt, đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của HanoiBA trong việc đẩy mạnh chuỗi cung ứng theo ngành nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ