Lý do nào giúp Nga chống đỡ các lệnh trừng phạt tài chính?

Ngọc Diệp
Chia sẻ Zalo

Những cảnh báo của phương Tây về một loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã không ngăn được Tổng thống Vladimir Putin triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh cấm vận thương mại và đầu tư giữa các cá nhân Mỹ đối với hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine vừa được Nga công nhận độc lập ngày 21/2. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh cấm vận thương mại và đầu tư giữa các cá nhân Mỹ đối với hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine vừa được Nga công nhận độc lập ngày 21/2. (Ảnh: Reuters)

Hiện Mỹ đang tiếp tục cách tiếp cận này và công bố thêm hàng loạt các biện pháp mới nhằm vào các ngân hàng và tỷ phú của Nga.

Nhưng một số chuyên gia cho rằng các biện pháp trên, vốn không nhắm trực tiếp vào chính ông Putin, đang trở nên ngày càng dễ cho Nga chống đỡ, một phần nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của tiền số tại nước này.

Theo đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU chủ yếu phụ thuộc và các ngân hàng trong việc thực thi các quy định. Nếu một cơ sở kinh tế hay cá nhân bị trừng phạt muốn thực hiện giao dịch thông qua các đồng tiền chính thống như đô la hay euro, các ngân hàng sẽ có trách nhiệm ngăn chặn những giao dịch này.

Nhưng cách thức vận hành của những đồng tiền số hiện vượt quá phạm vi quản lý của các ngân hàng toàn cầu hiện tại, với các giao dịch được ghi nhận thông qua công nghệ blockchain.

“Nếu người Nga quyết định, và thực chất là họ đã làm rồi, tôi chắc rằng sẽ tránh sử dụng các đồng tiền khác thay vì tiền số, và có thể tránh được hầu hết các lệnh trừng phạt," Ross S.Delston, một chuyên gia về rửa tiền ảo cho biết.

Bộ Tài chính Mỹ rõ rằng hiểu rõ vấn đề này. Trong báo cáo vào tháng 10, các quan chức cảnh báo rằng các đồng tiền số “đã giảm đáng kể hiệu quả của lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt”, khi các chủ thể của lệnh trừng phạt có thể giữ và chuyển tiền ngoài hệ thống tài chính truyền thống. “Chúng tôi hiểu rõ các rủi ro, và nếu điều này không được kiểm soát, những tài sản ảo hay hệ thống thanh toán số có thể làm khiến các lệnh trừng phạt không còn hiệu quả”.

Điều này càng được chứng minh khi Đông Âu hiện là một trong những nơi có tỉ lệ giao dịch tiền số liên hệ với các hoạt động tội phạm cao nhất thế giới, theo nghiên cứu của Chainanlysis.

Thị trường giao dịch đen

Các website được sử dụng cho các giao dịch bát hợp pháp đã mua vào tiền số với giá trị kỉ lục 1,7 tỷ đô la vào 2020, mà hầu hết trong đó là Bitcoin.

Và gần như phần lớn sự tăng trưởng của thị trường đen này đều đến từ Hydra, website giao dịch với ngôn ngữ duy nhất là tiếng Nga. Hydra hiện là “thị trường đen lớn nhất thế giới về tiền số, chiếm tới 75% lợi nhuận toàn ngành này trong 2020," Chainalysis nêu trong một báo cáo từ đầu tháng.

Tất nhiên, việc tránh né các lệnh trừng phạt không dễ dàng như việc chuyển toàn bộ tài sản bằng đô la sang Bitcoin. Và rất khó để mua mọi thứ bằng tiền số, đặc biệt là những thứ có giá trị lớn, Delston nói.

Ví dụ như thực phẩm, vốn là mặt hàng Nga thường xuyên nhập khẩu.

“Liệu có nhà xuất khẩu thực phẩm nào trên thế giới chấp nhận tiền số, vốn có giá trị giao động liên tục mỗi ngày, hay họ muốn nhận đồng đô la, vốn là đồng tiền phổ biến nhất thế giới”. 

Một vấn đề phức tạp khác là các giao dịch về dầu mỏ, vốn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Nga, hiện đang bị neo vào đồng đô la.

“Dẫu vậy, đây không phải là giải pháp hoàn hảo cho các tỉ phú Nga," Delston nói, bởi giao dịch Bitcoin và các đồng tiền số khác vẫn có thể bị truy vết trên blockchain. Dù khó, nhưng vẫn không phải là bất khả thi, để có thể rửa tiền thông qua blockchain.

Có nhiều cách khác để Nga, về mặt lý thuyết, giảm thiểu sức ép từ các lệnh trừng phạt thông qua cách mà Iran đã áp dụng.

Giống như Nga, Iran là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, và đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ trong gần một thập kỷ qua, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu và trừng phạt các thể chế tài chính Iran.

Khi ở thế khó, Iran đã tìm ra cách tránh đi phần nào các khó khăn bằng việc đào Bitcoin, theo cáo báo của công ty phân tích Elliptic cho biết.

Hiện Iran đang dư thừa điện năng khi không thể xuất khẩu, và do đó nước này đã tận dụng để đào Bitcoin, vốn tiêu thụ lượng lớn điện năng, nhưng bù lại là những đồng Bitcoin có giá trị cao.

“Quá trình này thực chất là chuyển hoá điện năng thành Bitcoin," Tom Robinson, nhà sáng lập Elliptic cho biết. “Những thợ đào ở Iran được trả trực tiếp bằng Bitcoin, và sau đó họ sử dụng chúng để thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu” – điều mà Elliptic cho biết đã trở thành một chính sách được áp dụng tại Iran.

Elliptic ước tính các máy đào Bitcoin tại Iran hiện chiếm tới 4,5% lượng Bitcoin được đào trên thế giới, tương ứng với lợi nhuận hàng năm khoảng 1 tỷ đô la.