Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mã số vùng trồng: "tấm vé thông hành" cho nông sản Sơn La

Kinhtedothi - Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã chú trọng xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản và mã số cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra “tấm vé thông hành” quan trọng cho nông sản địa phương chinh phục thị trường toàn cầu.

Việc xây dựng mã số vùng trồng cho cây ăn quả không chỉ đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà còn góp phần thay đổi nhận thức, phương thức sản xuất của người dân, từ đó nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu của tỉnh Sơn La.

Tại huyện Sông Mã – vùng trọng điểm cây ăn quả của tỉnh, hàng năm các cơ quan chuyên môn đều cử cán bộ chuyên trách giám sát chặt chẽ các vùng đã được cấp mã số. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép, lưu trữ hồ sơ truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu.

Các vùng trồng được cấp mã số trên địa bàn tỉnh được quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát chất lượng nông sản.

Đến nay, Sông Mã đã có 49 mã số vùng trồng được cấp cho các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Sản phẩm xoài, nhãn của huyện đã khẳng định được thương hiệu và vị thế trên thị trường quốc tế.

Một điển hình là Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp xoài Sông Mã (bản Hưng Mai, xã Nà Nghịu), với 10 ha trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Nguyễn Văn Vượng – Giám đốc HTX, cho biết toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học. HTX đã chuẩn bị khoảng 90.000 túi bao trái cho vụ mùa mới, kỳ vọng đưa thương hiệu xoài Sơn La vươn xa hơn nữa.

Không chỉ tại Sông Mã, HTX Sản xuất và chế biến măng sạch Tân Xuân (huyện Vân Hồ) cũng là mô hình tiêu biểu trong việc xây dựng mã số vùng trồng. Sau 10 năm hoạt động, HTX đã mở rộng vùng nguyên liệu lên hơn 147 ha, liên kết với 4 tổ hợp tác và gần 300 hộ dân. Năm 2024, HTX xuất khẩu thành công 2,7 tấn măng muối sang Đài Loan, 5 tạ măng khô sang Nhật Bản, đồng thời tiêu thụ hàng tấn măng hữu cơ trong nước.

Những năm qua, huyện Yên Châu đã tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản để giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân. Toàn huyện có 11.594 ha cây ăn quả các loại, với 816,9 ha diện tích cây trồng đã được cấp chứng nhận VietGAP và 36 mã số vùng trồng với hơn 670 ha diện tích cây ăn quả các loại và 1 cơ sở đóng gói trên địa bàn huyện. Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Châu nhiệm kỳ 2020-2025, đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích được chứng nhận mã số vùng trồng đạt trên 20% trở lên.

Trên phạm vi toàn tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường) là đơn vị chủ trì việc quản lý mã số vùng trồng. Tính đến nay, Sơn La duy trì 213 mã số vùng trồng xuất khẩu cho các loại nông sản như xoài, nhãn, dâu tây, măng bát độ, cà phê… cùng với 8 mã số cơ sở đóng gói đạt chuẩn xuất khẩu.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024, toàn tỉnh đã cấp mới 10 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 177 ha, đồng thời đề xuất cấp thêm 2 mã số vùng trồng xoài xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, 5 vùng trồng khác cũng đã được ủy quyền sử dụng mã số phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, công tác quản lý vùng trồng đang đối mặt với nhiều thách thức khi yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe. Ông Hồ Trung Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, từ năm 2024 đến nay, toàn tỉnh cấp mới 10 mã số vùng trồng, áp dụng cho các loại nông sản như: măng bát độ, rau xanh phục vụ xuất khẩu, dâu tây, cà phê và lúa, tổng diện tích trên 177 ha; đề xuất cấp mã số xuất khẩu cho 2 vùng trồng xoài 25 ha, đi thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời, ủy quyền sử dụng mã số xuất khẩu cho 5 vùng trồng các loại nông sản như xoài, chuối và mận hậu.

Bên cạnh đó, Chi cục tăng cường giám sát tại 211 vùng trồng và 11 cơ sở đóng gói nông sản; đã thu hồi 9 mã số vùng trồng do các vùng này chuyển đổi cây trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Theo ông Hồ Trung Kiên, yêu cầu của các thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi, đặc biệt là về tiêu chí đánh giá chất lượng, dư lượng hóa chất và đối tượng kiểm dịch thực vật, khiến cho công tác quản lý vùng trồng càng trở nên phức tạp. Đơn cử như để xuất sang thị trường lớn như Trung Quốc, nông sản phải đảm bảo tối thiểu 5 yêu cầu chính: sản phẩm phải được chiếu xạ; kiểm dịch thực vật; sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn; chất lượng nông sản không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa...

Thời gian tới, Chi cục sẽ hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp mã số cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Các ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh tập huấn nhằm tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện xây dựng vùng trồng đảm bảo cho việc cấp mã.

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Nông dân Sơn La "đổi đời" từ cây ăn quả

Nông dân Sơn La "đổi đời" từ cây ăn quả

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Giang: vải thiều được mùa, sản lượng ước đạt hơn 165.000 tấn

Bắc Giang: vải thiều được mùa, sản lượng ước đạt hơn 165.000 tấn

23 Apr, 07:36 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Bắc Giang, mùa vải thiều năm nay đang ghi nhận tín hiệu tích cực với tỷ lệ ra hoa đạt trên 90% và tỷ lệ đậu quả dự kiến trên 80%. Sản lượng toàn tỉnh ước đạt khoảng 165.000 tấn, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Khơi nguồn lực phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Khơi nguồn lực phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

23 Apr, 10:36 AM

Kinhtedothi – Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) mặc dù đã được quan tâm song vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế. Để phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần huy động tổng lực cả ngân sách và nguồn lực tư nhân để đầu tư cho KHCN&ĐMST nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Kích cầu tiêu dùng nội địa là ưu tiên hàng đầu

Kích cầu tiêu dùng nội địa là ưu tiên hàng đầu

23 Apr, 09:44 AM

Kinhtedothi – Kích cầu mua sắm, phát triển hạ tầng thương mại hiện đại, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng song hành với chính sách giảm thuế, hỗ trợ lãi suất… là những giải pháp cần được triển khai mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ