KTĐT - Các nhà quản lý giáo dục ở Malaysia đang lúng túng bởi sooc ngắn, quần cạp trễ và áo hở cổ sâu ngày càng hiện diện phổ biến ở giảng đường.
Một nhà quản lý tại một trường đại học dân lập ở
“Nhưng vấn đề là ở chỗ có rất nhiều cách ăn mặc gây phản cảm, thậm chí còn nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ” - ông nhận xét.
Nói chuyện với những sinh viên này, có cảm giác như đang nói chuyện với một người ngoại quốc, vì bạn không thể hiểu được thứ ngôn ngữ riêng của họ với các cách sử dụng tiếng lóng, từ lái, và cả những từ được sáng tạo thêm.
“Thế giới ngày nay có thật nhiều cạm bẫy khó lường. Khi chúng tôi khuyên các em hãy ăn mặc tử tế kín đáo hơn thì chỉ là vì muốn tốt cho chính bản thân các em mà thôi” - vị quản lý nói. Theo ông, việc kết hợp một chiếc quần jeans với áo phông hay chiếc quần dài với áo sơ mi cùng một đôi giày phù hợp cũng đâu phải quá khó.
Tuy nhiên một số trường dân lập lại không muốn làm sinh viên của mình nổi giận bởi họ tuân theo nguyên tắc “Khách hàng là thượng đế” và họ để cho sinh viên có thể làm bất cứ những gì các em muốn.
Miễn sao che được chỗ cần che?
Kenneth Phun, giảng viên kỳ cựu tại khoa tâm lý học trường đại học HELP cho biết cũng có nhiều lý do khiến các trường gặp khó khăn khi quy định chuyện ăn mặc. Đó chính là sự khác nhau trong cách nhìn, cách đánh giá về tiêu chí thẩm mỹ, hay thế nào được coi là nghiêm túc, chỉnh tề.
Có người cho rằng mặc áo ba lỗ đi học là khiếm nhã, không đứng đắn. Nhưng với người khác thì việc mặc một chiếc váy ngắn cũn cỡn cũng có thể chấp nhận được bởi miễn là nó đã che được chỗ cần che!?
Nhưng sẽ thế nào khi rất nhiều sinh viên mặc quần cạp trễ hở cả những chiếc quần lót ở trong khi họ ngồi xuống. Và liệu có thể chấp nhận được hay không khi có nhiều sinh viên mặc những chiếc áo quá mỏng hoặc cổ quá trễ khiến người xung quanh luôn cảm thấy bối rối?
Nhuộn tóc và đi tông cùng nằm trong hạng mục cấm của 1 số trường
Càng hở, học càng chểnh mảng?
Giáo sư Azilah Abdul Rahman của trường đại học
“Tại sao, phụ huynh lại muốn gửi gắm con cái vào các trường đại học danh giá. Vì họ mong đợi chúng sẽ tập trung vào chuyện học hành chứ không phải mấy chuyện mua sắm, ăn mặc, trang điểm.
“Tôi nghĩ, không nhất thiết phải thiết lập những luật lệ nghiêm ngặt, khắt khe nhưng cũng cần định hướng rõ ràng để các em ăn mặc phù hợp với văn hóa truyền thống. Tại trường của chúng tôi, sinh viên nam phải đeo ca vát, mặc áo sơ mi, sơ vin. Nữ sinh phải mặc những trang phục truyền thống. Ngay từ khi thông báo tuyển sinh, chúng tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh và các em về vấn đề này. Thế nên khi vào trường các em cũng tuân theo các quy định này vui vẻ".
“Mặc dù mọi người thường nói không nên đánh giá một quyển sách chỉ vì cái bìa của nó nhưng ấn tượng đầu tiên cũng rất quan trọng”.
Ông này thậm chí còn khẳng định với cách ăn mặc nghiêm ngắn, sinh viên của trường tốt nghiệp đều tìm được việc làm tốt.
Trong khi đó Datuk Dr Mohamad Abdul Razak,giáo sư trường đại học Kebangsaa, Malaysia lại không nghĩ cách ăn mặc của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ.
“Tôi nghĩ rằng một hệ thống giáo dục tốt sẽ dạy các em điều gì là hợp lý. Bởi vật không cần đặt ra quy định hay ép buộc các em phải ăn mặc theo một khuôn mẫu, cách thức nào cả”, ông chia sẻ.