Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mảnh vỡ không thể ghép lại...

Kinhtedothi - Bước những bước nặng nề, chị Nguyễn Thị C, SN 1985, quê Bắc Giang, rời khỏi phòng xử án. Dù Hội đồng xét xử chấp thuận để chị ly hôn với chồng, anh Nguyễn Văn Đ, SN 1981, nhưng lòng chị nặng trĩu.

Nhìn bóng chồng xiêu vẹo, chẳng bận ngẩng đầu, chị càng xót xa. Dẫu vậy, chị tự an ủi rằng, duyên nợ, tình nghĩa đã cạn, chị có cố gắng, anh cố níu giữ cũng không được nữa rồi. Cuộc hôn nhân của họ đã đi được chặng đường dài. 18 năm ấy, những tưởng những thử thách của cuộc sống vợ chồng đều trôi qua và nó sẽ bền vững. Vậy mà...

Ảnh minh họa.

Cất giọng buồn bã, chị khai trước tòa rằng, tháng 12/2004, chị và anh đăng ký kết hôn. Họ tìm hiểu, yêu nhau và tự nguyện gắn bó cuộc đời. Những tháng ngày đầu, nghèo khó, vất vả trăm đường nhưng họ bên nhau, cùng xây hạnh phúc. Sau một năm đám cưới, chị sinh con gái đầu lòng. 8 năm sau, họ có con trai thứ hai. “Có nếp có tẻ” khiến bầu không khí gia đình nhỏ ngập tràn hạnh phúc.

Nhưng cách đây khoảg 4 năm, anh Đ thay tính đổi nết. Người đàn ông chịu khó bấy lâu lại thiếu tu trí làm ăn, thường xuyên say rượu. Trong cơn say, anh mắng mỏ vợ con không tiếc lời. Bị xúc phạm nhưng chị nén nhịn và khi chồng tỉnh, chị lại tha thứ vì những lời anh đã hứa. Nhưng anh Đ vẫn “chứng nào tật nấy”, càng bê tha hơn. Từ đó, những bất đồng giữa họ càng chất chồng.

Cả hai mất dần sự cảm thông, không có tiếng nói chung, rồi cãi vã, to tiếng. Hàng xóm, người thân khuyên nhủ anh không được, chị C cũng bất lực. Họ sống ly thân. Dù nghĩ nhiều đến 2 đứa con nhưng chị không thể cam chịu được nữa. Chị làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết cho ly hôn với chồng.

Giãi bày trước tòa, chị tha thiết được nuôi cả hai đứa con và không yêu cầu anh Đ cấp dưỡng nuôi con chung. Còn nếu chồng không đồng ý, chị mong được nuôi con gái. Phải trình bày để chia con là điều chị C chưa bao giờ từng nghĩ. Mở lời mà lòng chị đau như cắt. Chị cũng nói trong nước mắt, về tài sản, hai vợ chồng tự thỏa thuận nên không yêu cầu tòa xem xét, giải quyết.

Nghe như nuốt từng lời của vợ, anh Đ đổ lỗi cho vợ đã tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ. Anh không rõ lý do của những cuộc rời nhà vội vã của vợ là gì. Anh kể lể, nhiều lần sang bên ngoại đón nhưng vợ từ chối. Thừa nhận hai vợ chồng sống ly thân, cuộc sống căng thẳng nhưng anh Đ còn tình cảm với vợ và không đồng ý ly hôn. Trường hợp chị C vẫn cương quyết, anh đành thuận theo pháp luật.

Dù được nữ thẩm phán hết lời khuyên nhủ, hàn gắn nhưng nguyên đơn không rút đơn khởi kiện. Hai vợ chồng không thỏa thuận được việc giải quyết vụ án.

Vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tại tòa bày tỏ, cuộc hôn nhân của chị C, anh Đ khó cứu vãn. Dù anh Đ tỏ thiện chí không muốn ly hôn, muốn níu kéo nhưng lại không thay đổi, vẫn rượu chè rồi ngược đãi vợ con. Vì vậy, kiểm sát viên đề nghị tòa cho họ được ly hôn.

Từ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và được thẩm tra tại phiên tòa, kết quả tranh luận tại phiên tòa, quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, Hội đồng xét xử nhận định, quan hệ pháp luật này là "tranh chấp hôn nhân và gia đình".

“Tòa án đã tiến hành hòa giải nhiều lần, vận động chị C và anh Đ về đoàn tụ, nhưng chị C vẫn giữ ý định ly hôn. Tại phiên tòa, một lần nữa Hội đồng xét xử vận động chị C và anh Đ đoàn tụ. Nhưng chị C xác định, không còn tình cảm với chồng, không thể sống chung với anh Đ.

Như vậy, mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, không có sự quan tâm chăm sóc nhau, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài” – lời vị chủ toạ. Do đó, tòa căn cứ vào Điều 56 của Luật Hôn nhân và Gia đình cho chị C được ly hôn anh Đ.

Ngoài ra, việc nuôi dưỡng và chăm sóc con chung là quyền và nghĩa vụ của cả bố và mẹ, các bên có nguyện vọng nuôi con là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, tòa không thể giao cả hai con chung cho chị C nuôi, mà cần giao cho mỗi người nuôi một con chung là phù hợp.

Tòa tuyên, chị C nuôi dưỡng bé gái, anh Đ nuôi bé trai. Sau khi ly hôn, chị Nguyễn Thị C và anh Nguyễn Văn Đ có quyền thăm nom con chung, không ai được cản trở chị C và anh Đ thực hiện quyền này.
Hai mảnh ghép lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết của tình yêu và trách nhiệm khiến cuộc hôn nhân của anh Đ, chị C tan vỡ...

Ngoại tình có bất lợi gì khi ly hôn?

Ngoại tình có bất lợi gì khi ly hôn?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ