Kinhtedothi - Trước thực trạng hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một số clip có hình ảnh nhân vật tự xưng là nhân viên y tế tại các bệnh viện lớn, lương y, tư vấn bệnh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ
Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh là vi phạm quy định pháp luật. Ảnh: BVCC
Cục An toàn thực phẩm cho biết, theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.
Như vậy, bất kỳ bác sĩ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.
Bởi vậy, người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh. Người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với các clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể khỏi bệnh.
Cục An toàn thực phẩm cho rằng, việc tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật khiến người bệnh không đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh, không những tổn thất về kinh tế mà còn tổn hại tới sức khỏe.
Trong thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã liên tục cảnh báo người dân cần lưu ý trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Theo đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Người dân có thể tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
Cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.
Đồng thời, chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ghi Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và Nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng.
Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.
Kinhtedothi - Ngày 14/7, Công an tỉnh Thái Bình thông tin vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 11 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức kinh doanh thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cảnh báo trên thị trường có một số ma túy dưới lớp vỏ bọc là thực phẩm chức năng, đồng thời khuyến cáo tới người tiêu dùng.
Kinhtedothi - Một bộ phận không nhỏ những tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh gây ra tác hại nguy hiểm tới tính sức khỏe và tính mạng người dùng.
Tủ lạnh là "trợ thủ đắc lực" giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon, nhưng không phải thứ gì cũng "ưa" môi trường lạnh. Có những loại thực phẩm, càng để lâu trong tủ lạnh, càng biến chất, sinh độc tố, gây hại cho sức khỏe.
Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường TH-THCS Tuệ Đức.
Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế ban hành thông báo số 556/TB-ATTP về việc đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa kể từ ngày 25/3/2025.
Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, tiết kiệm thực phẩm là một thói quen tốt, giúp giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.