Hệ sinh thái đa dạng, đáp ứng đúng trọng tâm nhu cầu tiêu dùng và kết hợp cả kênh offline và online này đã giữ vững được vị thế là DN bán lẻ hàng đầu thế giới, tồn tại và phát triển qua dịch Covid-19. Đây cũng chính là mô hình mà Tập đoàn Masan - DN tiêu dùng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam đang theo đuổi và hướng tới.
Từ tiêu dùng truyền thống mở rộng sang bán lẻ hiện đại
Tương lai của ngành hàng tiêu dùng nằm trong tay các nhà bán lẻ hiện đại. Thông qua việc sở hữu hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích có quy mô lớn nhất cả nước, Masan đã xây dựng cho mình một nền móng trụ cột vững chắc trong hành trình phục vụ người tiêu dùng.
Điều hành chuỗi bán lẻ WinCommerce, Masan đã mạnh tay thực hiện các biện pháp cải tổ mạnh mẽ, bao gồm đổi mới danh mục sản phẩm, đóng cửa các điểm bán không đạt mục tiêu lợi nhuận, thay đổi cách thức bày trí cửa hàng và đàm phán với nhà cung cấp để đưa ra giá thành tốt nhất cho người tiêu dùng.
Kết quả, chuỗi bán lẻ này đã có sự chuyển biến ngoạn mục. Nếu ở thời điểm năm 2020, WinCommerce vẫn còn lỗ xấp xỉ 1.700 tỷ đồng/năm thì đến cuối năm 2021, công ty này đã có lãi hơn 1.100 tỷ đồng (lãi EBITDA - lợi nhuận trước thuế và trước khấu khao), một sự chuyển biến gần 3.000 tỷ đồng chỉ trong 2 năm.
Hiện nay, WinCommerce là hệ thống bán lẻ có quy mô và doanh thu lớn nhất tại Việt Nam. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Masan, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu chuỗi siêu thị WinMart đạt hơn 4.700 tỷ đồng; chuỗi siêu thị mini WinMart+ đạt hơn 9.500 tỷ đồng và sở hữu hơn 3.000 siêu thị và siêu thị mini trên cả nước.
Quy mô “khủng” về điểm bán offline cũng giúp Masan có lợi thế vượt trội để cạnh tranh trên kênh online. Đây được coi là chiến lược “đi bằng hai chân” của Masan, một mặt giữ vững vị thế hàng đầu thị thường về quy mô điểm bán offline, một phần tăng tốc tích hợp online, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan Danny Le chia sẻ, thương mại điện tử tại Việt Nam hiện chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, có tần suất mua sắm mỗi ngày của người tiêu dùng như thực phẩm và đồ uống. Nền tảng này mới chỉ phục vụ các nhu cầu không thiết yếu, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch… Thúc đẩy việc mua sắm online trở thành thói quen hàng ngày của người tiêu dùng thì trước tiên cần tập trung vào phục vụ nhu cầu thiết yếu. Đây là điều Masan đang hướng đến.
Bên cạnh hợp tác với Lazada, WinCommece còn đẩy mạnh bán hàng đa kênh thông qua các siêu app mua sắm, website WinMart.com, đặt hàng qua điện thoại với thời gian giao hàng chỉ 3 giờ đồng hồ. Lợi thế về số lượng điểm bán offline giúp Masan giải được bài toán logistic, rút ngắn tối đa thời gian giao hàng, đồng thời, lợi thế về quy mô và thế mạnh cũng là nhà sản xuất hàng tiêu dùng giúp Masan đưa sản phẩm ra thị trường với giá cả cạnh tranh. Đây vốn là bài toán hóc búa nhất khi các nhà bán lẻ tham gia “sân chơi” online.
Sau chuỗi bán lẻ, Masan tiếp tục thực hiện hàng loạt thương vụ M&A để mở rộng sang lĩnh vực viễn thông (sở hữu nhà mạng Reddi), F&B (mua 85% cổ phần Phúc Long), tích hợp tiện ích chăm sóc sức khỏe và mục tiêu sắp tới là mở rộng sang lĩnh vực giải trí trên nền tảng số.
Điểm bán lẻ phục vụ “trọn vẹn điều bạn cần”
Chiến lược của Masan là chuyển đổi từ điểm mua sắm thuần túy trở thành điểm đến “tất cả trong một”, tích hợp từ offline đến online, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và thường xuyên, chiếm đến 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt Nam.
Tại các siêu thị mini của nhà bán lẻ này, người tiêu dùng có thể mua sắm nhu yếu phẩm, nộp và rút tiền mặt, mua gói cước viễn thông, mua trà và café mang đi hay mua thực phẩm chức năng chỉ duy nhất tại một địa điểm. Masan gọi đây là mô hình WINLife và đặt mục tiêu nhân rộng mô hình này trên toàn hệ thống bán lẻ của mình nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Mới đây, Masan ra mắt hệ sinh thái WINLife “Trọn vẹn điều bạn cần” với chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích đầu tiên mang thương hiệu WIN. Chuỗi cửa hàng WIN được tích hợp các WinMart+, Techcombank, Phúc Long, Reddi và cả Dr.Win – kiosk chăm sóc sức khỏe do Masan tự phát triển.
WIN được tích hợp nhiều tiện ích hơn so với các cửa hàng WinMart+, được trang bị ki ốt tự thanh toán bên cạnh quầy thanh toán có nhân viên phục vụ. Hiện tại, Masan đang phát triển WIN và WinMart+ là hai chuỗi song song. WinMart+ cung cấp nhu yếu phẩm vẫn được mở mới trên toàn quốc, cửa hàng WIN sẽ được mở ở những địa điểm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí Tập đoàn này đưa ra.
Để gia tăng khả năng hiểu biết khách hàng, tháng 4/2022, Masan đã đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một công ty fintech cung cấp giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) giúp ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp các sản phẩm tài chính cho người tiêu dùng trên quy mô lớn.
"Masan sẽ không trở thành một công ty công nghệ như Google mà sẽ vận dụng công nghệ để giải quyết các nhu cầu lớn chưa được đáp ứng và mang lại lợi ích vượt trội, phụng sự người tiêu dùng." - CEO Masan Group Danny Le