Masan sẽ “tăng tốc” trong năm 2022?

Minh Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 9/2, HSBC vừa đưa ra giá mục tiêu của cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan ở mức 200.000 đồng/cổ phiếu, không đổi so với báo cáo công bố trước đó vào ngày 7/1/2022.

Báo cáo của HSBC nhận định, Masan đạt kết quả vượt trội ở nhiều phương diện như số lượng điểm bán WinMart/WinMart+ được mở mới, cải thiện biên lợi nhuận và tăng tốc doanh số kênh online. Về phía Masan Consumer Holdings (MCH), động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm. Ngành gia vị và thực phẩm tiện lợi của MCH đạt kết quả kinh doanh nổi bật, gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.

Ngoài HSBC, PetroVietnam Securities và Japan Securities dự phóng giá cổ phiếu MSN lần lượt là 197.000 đồng/cổ phiếu và 195.000 đồng/cổ phiếu. 

2021, năm “rực rỡ” của Masan

Tập đoàn Masan mới đây đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 88.629 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020. Doanh nghiệp báo lãi 8.561 tỷ đồng sau thuế, tăng trưởng tới 593,8%.

Hiện có gần 3.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ trên cả nước
Hiện có gần 3.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ trên cả nước

Đáng chú ý, lĩnh vực đem về doanh thu lớn nhất cho Masan trong năm 2021 là The CrownX, nền tảng hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings. Nền tảng tiêu dùng - bán lẻ này ghi nhận doanh thu thuần 58.000 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2020 và đóng góp 65% doanh thu thuần hợp nhất của Masan.

Trong đó, WinCommerce đạt doanh thu thuần 30.900 tỷ đồng, tương đối ổn định so với cùng kỳ năm ngoái. Dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hạn chế việc mở rộng hệ thống, WinCommerce vẫn khai trương 388 cửa hàng WinMart+ vào năm 2021, với 284 cửa hàng được mở mới trong quý IV/2021.

EBITDA của Masan Consumer Holdings (MCH) năm 2021 đạt 6.845 tỷ đồng, tăng trưởng 19,1% so với cùng kỳ 2020. Mảng thịt đạt doanh thu thuần 4.500 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 88,6% so với mức 2.378 tỷ đồng trong năm 2020.

Thực tế khi nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh, chiến lược đẩy mạnh, mở rộng hệ thống cửa hàng, quy mô mô hình Point of Life đang giúp The CrownX thu về trái ngọt. Masan cũng đang từng bước hiện thực hóa nền tảng vững chắc cho chiến lược Point of Life, mang đến hệ sinh thái trải nghiệm phục vụ nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí, chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

Hiện tại, đến với các cửa hàng mini-mall của Masan, khách hàng đã có thể mua nhu yếu phẩm tại WinMart+, giao dịch tài chính qua Techcombank, mua thuốc và thực phẩm chức năng, thưởng thức trà, cà phê Phúc Long và sử dụng dịch vụ số Mobicast.

Bên cạnh những trải nghiệm đang có, Masan cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp và phục vụ người tiêu dùng các dịch vụ liên quan đến nội dung; dịch vụ thiết yếu (giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tiện ích); mạng xã hội, kết nối (diễn đàn, ứng dụng OTT).

Có thể thấy, chuỗi bán lẻ mini-mall đa tiện ích của Masan là mô hình mới mẻ cả cả về "chất" và "lượng", tạo ra giá trị to lớn cho toàn chuỗi giá trị phục vụ người tiêu dùng.

Nói về mô hình mini-mall của Masan, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nhận định, việc tích hợp đa tiện ích trên một nền tảng xuyên suốt từ trực tiếp đến trực tuyến là xu hướng tất yếu, đáp ứng đúng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Việc không chỉ cung cấp hàng hóa thiết yếu mà còn mở rộng sang các dịch vụ, tiện ích khác, tiến hành nhượng quyền sẽ giúp Masan tăng cả sức hấp dẫn và độ phủ thương hiệu.

Tăng tốc trong năm 2022

Với các chiến lược đột phá và kết quả kinh doanh của năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group trong năm 2022 ước tính sẽ từ 90 nghìn tỷ đồng – 100 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22% – 36% so với mức 74,2 nghìn tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021.

Năm 2022, Masan đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall
Năm 2022, Masan đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall

Trong đó, doanh thu thuần của WCM năm 2022 dự kiến trong khoảng từ 38 nghìn tỷ đồng – 40 nghìn tỷ đồng, tăng 23% đến 29% so với năm 2021, nhờ vào tăng trưởng doanh thu của các cửa hàng hiện có và việc mở rộng hệ thống cửa hàng. Việc nhân rộng số lượng cửa hàng áp dụng cách bài trí mới, tập trung vào sản phẩm tươi sống, nhãn hàng riêng và tăng tốc mô hình mini-mall sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Masan đặt mục tiêu gia tăng lợi nhuận thông qua tăng cường đàm phán với nhà cùng cấp, cắt giảm chi phí hậu cần và cải thiện khả năng phân phối. 

Về phía MCH, doanh thu thuần năm 2022 dự kiến đạt mức 34 nghìn tỷ đồng – 40 nghìn tỷ đồng, tăng 18 – 39% so với năm 2021. Động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa, tăng trưởng ở các ngành hàng cốt lõi và phát kiến mới, cùng với việc gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi WCM và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại khác.  

Masan MEATLife chuyển đổi hoàn toàn sang nền tảng thịt có thương hiệu. Mảng thịt heo và thịt gà gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng thông qua kênh WCM và các kênh thương mại hiện đại khác. Các phát kiến mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại. 

Về phía mạng di động Reddi, dù còn non trẻ nhưng lại sở hữu tiềm năng lớn khi tận dụng được data “khủng” của hệ sinh thái Masan. Hơn thế, nhà mạng này cũng có nhiều lợn thế so với đối thủ khi mang đến nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể thực hiện chuyển mạng giữ số để tận hưởng những lợi ích vượt trội khi hòa mạng Reddi.

 

 

 

 

Đọc tiếp

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần