Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Miền đất cuối trời Tổ quốc dâng hương Giỗ Tổ Vua Hùng

Kinhtedothi - Cùng với người Việt hướng về cội nguồn dân tộc, ngày 7/4 (nhằm ngày mùng 10/3 Âm lịch), tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). 

Nét đẹp văn hóa hướng về cội nguồn

Đã thành lệ 200 năm nay, dù thời bình hay thời chiến, ngày Giỗ Tổ hàng năm ở Đền thờ Vua Hùng đều diễn ra trang nghiêm, sôi động. Năm nay, buổi lễ mang đậm nét văn hóa dân tộc, như bài học sống động để dạy dỗ các thế hệ người Việt tiếp nối nơi cuối trời Nam. 

Tham dự Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, có ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, ông Phạm Thành Ngại - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng nhiều lãnh đạo tỉnh, huyện, TP Cà Mau và hàng ngàn người dân địa phương Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Thay mặt người dân Cà Mau, ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh đánh 3 hồi trống thỉnh hội..

 

Thay mặt chính quyền và nhân dân Cà Mau, người đứng đầu UBND tỉnh Cà Mau - Phạm Thành Ngại đã đánh 3 hồi trống thỉnh hội. Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo và người dân Cà Mau cùng thực hiện các nghi thức truyền thống hướng về Vua Hùng, thành kính dâng hương, dâng hoa, dâng các vật phẩm tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân. Đông đảo du khách thập phương và người dân địa phương cũng đã thành kính dâng hoa, dâng hương, dâng các vật phẩm (bánh dân gian truyền thống) tưởng nhớ công ơn bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước.

Năm nay, tỉnh Cà Mau trân trọng nhận được lễ vật từ tỉnh Phú Thọ - vùng đất Tổ thiêng liêng và được cung thỉnh dâng lên vua Hùng, cùng bày tỏ tấm lòng tri ân, luôn hướng về nguồn cội của các thế hệ con cháu mang dòng máu Lạc Hồng. 

Thông qua lễ hội Giỗ Tổ, thúc đẩy du lịch Cà Mau

Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) đã hình thành gần 200 năm, là địa chỉ văn hoá - tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng của người dân trong khu vực lân cận Cà Mau – Bạc Liêu – Kiên Giang. Hằng năm, vào dịp Lễ Giỗ Tổ, đông đảo người dân tề tựu để tưởng nhớ, tri ân công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Năm 2011, đền thờ được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau, Kiên Giang dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng tại Thới Bình Cà Mau

 

Ông Trần Minh Nhân - Phó Chủ UBND huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) cho biết: “Với ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, khơi dậy đạo lý uống nước nhớ nguồn và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương nhằm tôn vinh các giá trị của thời đại Hùng Vương và thúc đẩy phát triển du lịch huyện nhà.”

“Thông qua Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, Cà Mau không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo cơ hội quảng bá tiềm năng du lịch, mở ra cơ hội kết nối kinh tế, thu hút đầu tư và phát triển thương hiệu sản phẩm đặc trưng tại địa phương. Đây là dịp để du khách khám phá, trải nghiệm những nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất Cà Mau. Đồng thời, Lễ hội là điểm đến tâm linh cho du khách gần xa, còn là kết nối các hoạt động tham quan, du lịch, tạo điều kiện giao lưu và giới thiệu nét đặc trưng, bản sắc văn hóa, sản phẩm du lịch địa phương” – ông Trần Minh Nhân nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 6/4/2025, phần Hội được tổ chức với sinh khí vui tươi, đoàn kết gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương... Hội thi làm bánh dân gian, sau phần hội thi, bánh sẽ được dùng làm lễ vật dâng lên Vua Hùng để tưởng nhớ tri ân công đức người đã khơi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Cà Mau: khi toàn dân tham gia bảo vệ nguồn thủy sản

Cà Mau: khi toàn dân tham gia bảo vệ nguồn thủy sản

Sôi động, tự hào với Cà Mau - Ðiểm đến 2025

Sôi động, tự hào với Cà Mau - Ðiểm đến 2025

Cà Mau long trọng tổ chức lễ tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau long trọng tổ chức lễ tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng Lễ hội Tiên La

Rộn ràng Lễ hội Tiên La

07 Apr, 08:35 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7 đến 11/4/2025 (tức ngày 10 đến 14/3 âm lịch), Lễ hội Tiên La - một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Thái Bình - chính thức diễn ra tại cụm di tích đền Tiên La, xã Đoan Hùng và xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà. Lễ hội tưởng niệm 1.982 năm ngày mất của Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục - nữ danh tướng thời Hai Bà Trưng.

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

07 Apr, 05:57 PM

Kinhtedothi - Từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”; “Làng Đăm có hội bơi thuyền/Có lò đánh vật, có miền trồng hoa”.... Câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn hướng về nguồn cội mỗi dịp tháng Ba về.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ