Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Môi giới bất động sản chật vật dịp cận Tết

Kinhtedothi - Dù còn khoảng gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nhưng phần lớn nhân viên môi giới bất động sản (BĐS) đã phải nghỉ Tết sớm. Bất đắc dĩ thất nghiệp, lại không có thưởng Tết, nhiều người rơi vào cảnh chật vật, khó khăn.

Môi giới mất việc, khó khăn đủ đường

Là một môi giới nhà đất có nhiều năm làm việc trong nghề, anh Tiến Dũng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) giờ đây đang phải loay hoay tìm kiếm việc làm thêm dịp cuối năm, bởi công ty đã cắt giảm lương cứng trong 3 tháng qua. Anh tâm sự: “Dạo trước, dù không kiếm được hợp đồng thì vẫn còn có lương cứng để trang trải. Hiện tại lương cứng không có, giao dịch gần nửa năm qua cũng không chốt được hợp đồng, nên tôi đành tạm thời bỏ nghề đi phụ xe đường dài, giờ gần Tết quay trở lại Hà Nội tìm mối buôn cây cảnh để kiếm thêm thu nhập cho gia đình”.

Trong hoàn cảnh tương tự, anh Đức Duy - môi giới BĐS tại Thái Bình cho biết, qua nhiều tháng không có lấy một giao dịch thành công, giám đốc văn phòng đã cho nhân viên nghỉ Tết sớm từ đầu tháng 12 và chưa hẹn ngày đi làm trở lại.

“Khu vực Thái Bình không chỉ riêng văn phòng tôi làm việc, mà rất nhiều văn phòng môi giới BĐS khác cũng qua thời gian dài nhân viên không chốt được hợp đồng, nên công ty cũng không có tài chính để chi trả lương. Bây giờ tôi chuyển sang kinh doanh online cùng vợ để kiếm tiền lo Tết. Ra Tết nếu tình trạng này tiếp tục tôi sẽ nghỉ việc ở văn phòng tìm công việc khác” – anh Duy chia sẻ.

Người làm môi giới BĐS gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng thất nghiệp, mất việc làm (Ảnh minh họa).

Tìm hiểu thực tế của phóng viên, trước sự trầm lắng chung của toàn thị trường, giao dịch giảm sút mạnh đã khiến các văn phòng và môi giới BĐS chán nản. Dịp Tết năm nay cũng là thời điểm hàng nghìn nhân viên môi giới BĐS rơi vào cảnh chật vật khi bị cho nghỉ Tết sớm, thậm chí nghỉ không thời hạn.

Đơn cử, Công ty Bất động sản Đất Xanh Miền Bắc đã cho nhân viên nghỉ Tết sớm gần 2 tháng, từ ngày 12/12/2022 đến ngày 5/2/2023. Hay công ty Bất động sản EXL, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội cũng đã cho nhân viên khối hỗ trợ tại TP Hồ Chí Minh nghỉ từ đầu tháng 12/2022 và chưa hẹn ngày đi làm trở lại. Những người làm môi giới BĐS đều ngao ngán, lắc đầu vì buộc phải nghỉ Tết quá dài.

Cần giải pháp kịp thời

Số liệu thống kê của Viện nghiên cứu kinh tế, tài chính BĐS Dat Xanh Services, trong 10 tháng đầu năm 2022, số lượng DN môi giới BĐS tạm dừng kinh doanh có thời hạn là gần 2.300, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng DN hoàn tất thủ tục giải thể gần 1.000, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều DN phải tái cơ cấu lại mô hình, giảm quy mô, tinh giảm hệ thống nhân sự.

Thị trường nhiều biến động không chỉ ảnh hưởng đến DN, nhà đầu tư, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm môi giới. Trước đó, theo thống kê của Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS), trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc, hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống.

Theo các chuyên gia, thị trường BĐS có thể tiếp tục diễn biến xấu kéo dài, trong khi môi giới tồn tại và bám trụ lại thị trường dựa vào việc bán được nhà đất, được chi trả phí hoa hồng. Nếu thanh khoản thị trường tiếp tục yếu, những khó khăn của thị trường không được giải quyết, làn sóng môi giới mất việc cũng sẽ diễn ra mạnh hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những khó khăn của thị trường ở thời điểm hiện tại chủ yếu liên quan đến vấn đề về vốn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải có những giải pháp kịp thời trong tình trạng “bất thường” của thị trường đó là việc nới rộng chuẩn tín dụng. Vì hiện nay tuy Chính phủ đã bố trí gói tài chính 40.000 tỷ đồng, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 52%; Ngân hàng Nhà nước cũng nới room tín dụng thêm 2% nhưng lại quy định chặt chẽ về “chuẩn” tín dụng đối với DN có nhu cầu vay vốn và không cho phép dùng trái phiếu DN để bảo lãnh vay... dẫn đến việc DN thiếu vốn đầu tư dự án, nên không có sản phẩm đưa ra thị trường và môi giới cũng không có hàng để bán.

“Những khó khăn hiện nay của nhiều DN trong lĩnh vực dịch vụ môi giới BĐS là vấn đề tài chính. Trên thực tế những DN này đang phải tái cơ cấu lại mô hình, tinh gọn bộ máy nhân sự hay phải cho nhân viên nghỉ việc tạm thời. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian để thanh lọc những DN uy tín, có năng lực và DN môi giới BĐS cũng cần phải xây dựng được chiến lược lâu dài, sẵn sàng đối phó với kịch bản xấu trong dài hạn và hoàn thiện hệ sinh thái ngành, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này” – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế, tài chính BĐS Dat Xanh Services - TS Phạm Anh Khôi nói.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, thời điểm này những người làm môi giới BĐS cần phải tỉnh táo, tìm một công việc mưu sinh tạm thời, đồng thời tranh thủ thời gian bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp. “Môi giới BĐS cần phải xác định đây là giai đoạn sụt giảm giao dịch chủ yếu do các yếu tố khách quan, nhưng bản chất thị trường không suy thoái. Do đó, phải trau dồi thêm kỹ năng, trình độ thì khi thị trường ổn định trở lại mới có thể làm việc hiệu quả hơn” -  ông Đính chia sẻ.

Hầu hết chuyên gia, DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS đều kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét nới “chuẩn” tín dụng cho vay dành cho cả DN và người mua nhà, để DN có vốn đầu tư, còn người mua nhà có tiền giao dịch. Như vậy sẽ thúc đẩy thị trường phục hồi, phát triển trở lại sau giai đoạn khó khăn này.

Định hình khung năng lực cạnh tranh cho môi giới bất động sản

Định hình khung năng lực cạnh tranh cho môi giới bất động sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kỳ vọng mới cho thị trường bất động sản

Kỳ vọng mới cho thị trường bất động sản

23 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Đề xuất lập Trung tâm giao dịch bất động sản (BĐS) và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý được kỳ vọng sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng với mục tiêu lớn, đề xuất này cũng đứng trước những thách thức không hề nhỏ về nhân lực thực hiện, dữ liệu, công nghệ, pháp lý...

Bước đột phá cho thị trường bất động sản

Bước đột phá cho thị trường bất động sản

16 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đưa ra nhiều định hướng và giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, lĩnh vực bất động sản (BĐS) sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách; và những quy định mới được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho sự phát triển của thị trường BĐS trong Kỷ nguyên mới.

Gian lận thương mại giảm, hàng giả gia tăng: những thách thức mới trong quản lý thị trường tại Lào Cai

Gian lận thương mại giảm, hàng giả gia tăng: những thách thức mới trong quản lý thị trường tại Lào Cai

15 May, 07:15 PM

Kinhtedothi - Hơn 400 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý tại Lào Cai chỉ trong vài tháng đầu năm 2025 cho thấy sự nỗ lực quyết liệt của lực lượng chức năng trong cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy các phương thức vi phạm đang chuyển biến phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và chủ động hơn từ các cấp, các ngành.

Lời giải nào cho bất động sản tồn kho?

Lời giải nào cho bất động sản tồn kho?

13 May, 05:05 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang thiếu hụt trầm trọng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân; thì phân khúc nhà ở cao cấp, hạng sang và một phần nhà ở trung cấp lại đang trong tình trạng báo động về tồn kho. Điều này, không chỉ làm mất cân đối cung – cầu thị trường, mà còn dấy lên nhiều lo ngại về những khoản nợ xấu của DN.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ