Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mọi thứ đang không ủng hộ Ukraine

Kinhtedothi - Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã né tránh câu hỏi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về khả năng Ukraine được chấp nhận vào NATO và nhận tên lửa tầm xa từ Berlin - tờ Bild đưa tin hôm nay thứ Bảy (ngày 13/10).

Theo tờ báo này, ông Zelensky đang đi khắp châu Âu nhằm thúc đẩy việc viện trợ quân sự.

Ông Zelensky đã đặt ra hai mục tiêu chính trong chuyến công du lần này, bao gồm: xin phép sử dụng vũ khí do các đồng minh sản xuất, bao gồm cả tên lửa Taurus mà Đức đang có kế hoạch chuyển giao, để tấn công các mục tiêu chiến lược sâu trong lãnh thổ Nga và thúc đẩy kế hoạch gia nhập NATO.

Tuy nhiên, tờ báo này cho biết kết quả chuyến đi không được như mong muốn của nhà lãnh đạo Ukraine khi cả hai yêu cầu đều bị Berlin phớt lờ. Tờ báo cho biết dù ông Scholz không trực tiếp từ chối, nhà lãnh đạo cũng không tích cực phản hồi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: RT

Bên cạnh đó, ông Zelensky không thể gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden do người đứng đầu Nhà Trắng vẫn đang bận theo dõi tình hình cơn bão cấp 5 Milton khi đổ bộ Florida. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Ukraine, nhà lãnh đạo Mỹ đang tránh đề cập đến xung đột tại Kiev khi cuộc bầu cử quan trọng đang đến gần.

Ukraine đã nhiều lần đề nghị Đức cung cấp tên lửa tầm xa Taurus, có khả năng tấn công các mục tiêu xa tới 500 km. Mặc dù chủ đề này đã được thảo luận cẩn trọng tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz vẫn từ chối yêu cầu của Ukraine do lo ngại sẽ dẫn đến leo thang xung đột. Ông Scholz cho biết việc chuyển giao vũ khí sẽ khiến Đức trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.

Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do quốc gia khác cung cấp tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga đồng nghĩa trực tiếp tuyên chiến với Moscow. Ông cũng đã yêu cầu nâng cấp chiến lược hạt nhân quốc gia, trong đó nhấn mạnh bất kỳ hành động tuyên chiến vào nước Nga từ một quốc gia phi hạt nhân, nhưng có sự hỗ trợ từ một quốc gia hạt nhân, sẽ được xem là cuộc tấn công do cả hai cùng thực hiện và có thể sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Starbase - Thành phố tương lai của tỷ phú Elon Musk

Starbase - Thành phố tương lai của tỷ phú Elon Musk

07 May, 04:54 PM

Kinhtedothi - Từ một vùng đất ven biển thưa thớt dân cư, Elon Musk đã đặt nền móng tạo nên thành phố mới nhất của nước Mỹ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tầm nhìn của ông về một "thành phố công ty" dành riêng cho việc khám phá vũ trụ.

Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?

Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?

07 May, 11:58 AM

Kinhtedothi - Giữa những bức tường khép kín của Nhà nguyện Sistine, 133 Hồng y sẽ bỏ phiếu để chọn ra người kế vị Đức Giáo hoàng Francis. Ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của hơn 1,4 tỷ tín hữu Công giáo trên toàn cầu? Một nhà cải cách tiếp nối di sản của Giáo hoàng Francis, hay một tiếng nói bảo thủ sẽ trở thành người đứng đầu mới của Giáo hội?

Khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 14, thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển

Khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 14, thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển

07 May, 10:21 AM

Kinhtedothi - Đối thoại Biển lần thứ 14 đã chính thức khai mạc sáng 7/5 tại Hà Nội, quy tụ các nhà ngoại giao, học giả và chuyên gia luật biển trong nước và quốc tế, để cùng trao đổi về vai trò của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trong bảo vệ hòa bình và ổn định trên đại dương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ