Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong:

Mong muốn vùng dân tộc thiểu số có làng du lịch nổi tiếng thế giới

Kinhtedothi - Chiều 4/11, Thành uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024.

Dự buổi gặp mặt có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt của lãnh đạo TP Hà Nội và 50 đại biểu.

Thông tin tại buổi gặp mặt, Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết: được sự đồng ý của Thường trực Thành uỷ, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV diễn ra trong 2 ngày 4 và 5/11/2024. Tham dự Đại hội có 500 đại biểu, trong đó có 250 đại biểu chính thức là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô.

Thực hiện chương trình hoạt động của Đại hội, sáng nay (4/11), các đại biểu đã thành kính dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn. Đầu giờ chiều nay, Đại hội đã tiến hành phiên trù bị.

Cũng theo Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, trong những năm qua, cùng với việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, TP Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, dành nguồn lực lớn để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô. Nhờ đó, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu dân tộc thiểu số bày tỏ sự xúc động với sự quan tâm của TP Hà Nội. Các đại biểu đã chia sẻ, làm rõ thêm những thay đổi tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô trong giai đoạn qua. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất TP Hà Nội tiếp tục quan tâm, đầu tư để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Thủ đô luôn được Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng TP Hà Nội luôn dành nguồn lực thích đáng để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kết quả đến nay là rất tích cực; công tác dân tộc của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật và khả năng cao sẽ hoàn thành sớm trước 5 năm kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

“Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TP đã có sự thay đổi rõ rệt. Giờ đây gần như không còn khoảng cánh giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng đồng bằng…” - Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng nhấn mạnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã và đang tự tin để hội nhập, để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng dựa trên nguồn tài nguyên của chính dân tộc mình. Dù mới chỉ dừng ở những điểm sáng, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng.

Lãnh đạo TP Hà Nội tặng quà cho 50 đại biểu tại buổi gặp mặt.

Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị Ban Dân tộc, các sở ngành, địa phương và cộng đồng các dân tộc thiểu số cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, tham mưu xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đặc thù của TP, hỗ trợ phát triển sản xuất để đồng bào tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Trong định hướng phát triển Hà Nội có 5 trụ cột, trong đó có trụ cột: Hà Nội phát triển dựa trên nguồn lực con người, nguồn lực văn hoá. Do đó bên cạnh khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hoá, cần coi những đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là tài sản chung, từ đó tuyên truyền, quảng bá, khai thác như một nguồn lực, để vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn và đề nghị Ban Dân tộc nghiên cứu, phát triển những mô hình làng du lịch nổi tiếng thế giới, giống như làng du lịch Thái Hải (Thái Nguyên); có định hướng đầu tư phát triển những làng hạnh phúc ở vùng dân tộc thiểu số trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, để vừa phát triển được sinh kế, vừa gìn giữ, phát huy và quảng bá nét văn hoá truyền thống ra cả nước và thậm chí là cả thế giới.

Nhấn mạnh dư địa và tiềm năng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất lớn, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn đồng bào tiếp tục phát huy để khai thác hiệu quả hơn nữa, để đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp ngày càng tích cực hơn đối với sự phát triển chung của Thủ đô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ