Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mùa lạnh, cần phòng những bệnh gì?

Kinhtedothi - Mùa Đông đến, đầu Xuân, gió lạnh về trên khắp miền quê phương Bắc cũng là mùa của một số bệnh thường gặp và gia tăng, nhất là những bệnh về đường hô hấp và bệnh về xương khớp.

Chính vì vậy, khi mùa Đông đến, một số người lớn tuổi phải lánh vào phương Nam để tránh cái rét và tránh bệnh tật. Những ngày này tuy mùa Đông đã qua nhưng cái rét vẫn còn đó; thêm vào đó sẽ là "rét tháng ba bà già chết cóng" nên cần biết về những bệnh xuất hiện mùa rét để có cách phòng, chống.

Bệnh cảm cúm: Chúng tôi nhớ hồi còn bé, khi còn đi học phổ thông, cứ mỗi lần gió heo may về là nhà trường lại tổ chức nhỏ nước tỏi vào mũi chúng tôi để phòng tránh bệnh cúm. Đúng vậy, dịch cúm thường xảy ra vào mùa Đông, ngày đầu Xuân khi thời tiết lạnh giá, người mắc bệnh cúm thường hay nhức đầu, sổ mũi và đau ê ẩm hết cả người.

Bệnh rất hay lây, chỉ cần một người trong gia đình hay một học sinh bị cúm là cả gia đình và cả lớp học bị cúm. Bệnh lây nhanh, khởi phát nhanh nhưng cũng chỉ vài ba ngày là hết, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, ăn cháo và uống vitamin C hay nước chanh để tăng cường sức đề kháng là đủ. Hồi nhỏ, chúng tôi chưa thấy ai chết vì cúm.

Sau này đọc lại thấy có những đại dịch cúm như đại dịch cúm năm 1918 xảy ra ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất làm hàng triệu người chết hay như dịch cúm AH1N1 vừa qua cũng thấy ghê thật. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do hít phải không khí có chứa virus gây bệnh cúm. Phòng ngừa tốt nhất là cách ly bệnh nhân, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Bệnh viêm phổi: Cha tôi khi còn sống cứ mỗi khi mùa Đông đến là phải mua cho chúng tôi vài cái khăn len để giữ cho ấm cổ. Bệnh hay xảy ra khi cơ thể bị lạnh, bệnh nhân sốt cao, ho nhiều có đàm đặc màu vàng hay vàng xanh tuỳ theo loại vi trùng gây viêm phổi.

Bệnh hay do phế cầu trùng gây ra, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng như Abcès phổi, tràn mủ màng phổi, suy kiệt… Điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt và nâng đỡ cơ thể, trường hợp nặng phải cho bệnh nhân nhập bệnh viện và điều trị tại đơn vị săn sóc đặc biệt. Bệnh có thể lây do tiếp xúc qua đường không khí.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh này do vi trùng Streptococus Béta Hemolytic gây ra. Bắt đầu từ viêm họng, bệnh sẽ gây ra biến chứng trên khớp, trên thận và trên tim. Khớp sưng đỏ, nóng đau, có khi biến dạng và rất hay tái phát. Phòng ngừa bằng cách đừng để viêm họng, vệ sinh răng miệng và uống kháng sinh dự phòng khi mùa Đông đến ở những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử bị viêm đa khớp dạng thấp.

Bệnh hen phế quản: Mùa lạnh đến là những bệnh nhân bị hen phế quản mà dân gian còn gọi là suyễn cũng rất lo lắng. Vì trời lạnh, kèm theo ô nhiễm môi trường và những căng thẳng trong cuộc mưu sinh làm bệnh hay bộc phát và nặng hơn so với các mùa khác trong năm.

Những cơn khó thở và ho hay xảy ra về đêm làm bệnh nhân mệt mỏi và lo âu. Để điều trị dứt hẳn hoàn toàn bệnh rất khó vì đây là một trong những dạng bệnh có tính di truyền và tự miễn.

Tuy nhiên, có thể làm bệnh giảm dần những cơn khó thở bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc làm giãn phế quản, tăng cường sức đề kháng và nhất là giữ cho cơ thể ấm không bị nhiễm lạnh, nhất là tuyệr đối không hút thuốc lá, môi trường sống phải trong lành và tránh những stress do cuộc sống gây ra.

Các loại bệnh về mạch máu: Trời lạnh, nếu không gữ ấm cho cơ thể các mạch máu có thể bị co lại, đặc biệt là các động mạch ngoại biên dễ làm bộc phát những bệnh về động mạch trên những người có cơ địa dễ bị bệnh như: Viêm tắc động mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch…

Bệnh làm bệnh nhân bị đau nhiều ở đầu các ngón tay và ngón chân, có thể kèm theo tím tái, nặng hơn bệnh nhân sẽ bị hoại tử đầu ngón tay và chân hoặc cả bàn chân nữa. Điều trị chủ yếu là phải giữ ấm cho bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc giảm đau và giãn mạch máu.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ