Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mùa mưa lũ năm 2025 - đến hẹn lại lo

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai, trong đó có mưa lũ. Việc chủ động ứng phó từ sớm, từ xa, trên tinh thần chủ động và phương châm “4 tại chỗ” là nhiệm vụ cấp thiết.

Thiệt hại nặng nề do mưa lũ 

Có thể nói, mùa mưa lũ năm 2024 là một mùa mưa lũ đặc biệt đối với các sông trong khu vực Hà Nội. Hầu hết các sông chính xuất hiện 4 - 6 trận lũ, trong đó trận lũ lớn do bão số 3 (Yagi) là đặc biệt lớn trong gần 20 năm qua.

Do ảnh hưởng mưa lớn trên khu vực từ hoàn lưu bão Yagi và các hồ chứa thủy điện tuyến trên mở cửa xả điều tiết lũ nên từ ngày 5 - 15/9/2024, đã xuất hiện lũ lớn trên các sông khu vực Hà Nội.

Tại các trạm Trung Hà, Sơn Tây, Hà Nội, Thượng Cát biên độ lũ lên từ 8,03 - 9,49m. Đỉnh lũ trên các sông Hồng tại trạm Sơn Tây; sông Đuống tại trạm Thượng Cát, sông Đáy tại trạm Ba Thá đã đạt mức trên báo động báo động 2, sông Đà tại Trung Hà trên báo động 1.

Đường phố Hà Nội ngập cục bộ do mưa lớn.

Các sông nhỏ như sông Tích, sông Bùi, sông Cầu, sông Cà Lồ xuất hiện 4 - 6 trận lũ, trong đó có 2 trận lũ lớn vào giữa tháng 7 đến đầu tháng 8 và đợt lũ do ảnh hưởng bão Yagi vào đầu tháng 9 đến đầu tháng 10. Mực nước đỉnh lũ trên báo động 3, với thời gian lũ cao kéo dài.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo của 30 quận, huyện, thị xã, thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2024 trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu do các cơn bão số 2, bão số 3 và mưa lũ sau bão. Thiên tai đã làm 9 người chết, 28 người bị thương; 256 ngôi nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; trên 45.000 ngôi nhà bị ngập; trên 12.000ha lúa bị mất trắng; trên 11.000ha rau màu bị mất trắng, hư hỏng; trên 130.000 cây xanh bị đổ, gãy; 99ha rừng bị thiệt hại…

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai

Theo Phó Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ Nguyễn Văn Hiệp, từ nay đến cuối năm 2025, trên địa bàn Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng của 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; 4 - 7 đợt mưa vừa, mưa to xảy ra trên diện rộng.

Nửa sau tháng 5/2025, một số sông trong khu vực Hà Nội có khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn. Trong toàn mùa xuất hiện 3 - 5 đợt lũ. Mực nước đỉnh lũ năm trên sông Đà, sông Hồng, sông Đuống dưới mức báo động 1; sông Đáy từ báo động 1, 2. Các sông nội tỉnh (sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Cà Lồ…) từ báo động 2, 3.

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và Phòng, chống thiên tai Nguyễn Duy Du cho biết, chủ động ứng phó mưa lũ năm 2025, đơn vị đã xây dựng, tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2025; phương án ứng phó ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước và đảm bảo an toàn hồ đập, công trình thủy lợi.

Hiện, đơn vị thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, thủy lợi để kịp thời phát hiện, tham mưu chỉ đạo xử lý những sự cố, hư hỏng xảy ra. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan chỉ đạo các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Hà Nội cho biết, thiên tai năm 2025 được nhận định sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, các sở ban ngành, địa phương cần xác định PCTT&TKCN là nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi sự vào cuộc thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân.

Thời gian tới, các đơn vị tiếp tục duy trì nghiêm túc chế độ trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến từng tình huống thời tiết, sự cố, thiên tai, nhất là mưa lớn và lũ trên các sông, để chủ động phương án ứng phó trên tinh thần “từ sớm, từ xa” theo phương châm “4 tại chỗ”.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các địa phương tiếp tục nghiên cứu nâng cấp hệ thống đê điều, làm sao để đê điều của Hà Nội được mở rộng với tiêu chuẩn cao hơn các tỉnh thành lân cận, vừa bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, vừa kết hợp phát triển giao thông…

Lãnh đạo TP Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đặc biệt là nghiên cứu giải pháp ngăn lũ rừng ngang từ vùng núi Lương Sơn, Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đổ về; về lâu dài cần quy hoạch, sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại dân cư cho phù hợp với đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, thích ứng với vùng thấp, trũng thường xuyên ngập úng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

“Tới đây khi hoàn thành sắp xếp lại đơn vị hành chính, với 126 xã, phường, cần nghiên cứu để tổ chức lại công tác PCTT&TKCN tại cơ sở đảm bảo phù hợp với tình hình mới. Thực hiện triệt để phân cấp, phân quyền, gắn với trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các đơn vị hành chính cấp xã” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội.

Không chủ quan trước thiên tai khó lường

Không chủ quan trước thiên tai khó lường

Cộng đồng bền vững - Thích ứng thiên tai

Cộng đồng bền vững - Thích ứng thiên tai

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

14 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi – Tại Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030” sáng 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã tới dự và có bài phát biểu góp ý về định hướng phát triển nông nghiệp An Giang.

Cải thiện môi trường pháp lý- động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Cải thiện môi trường pháp lý- động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

14 Jul, 02:00 PM

Kinhtedothi - Hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay vẫn còn phức tạp, thiếu minh bạch, thiếu đồng bộ và còn nhiều điểm chưa phù hợp thực tế. Việc cải thiện các quy định pháp luật để tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và khả thi sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

14 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Từ 14 giờ chiều 14/7, Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ