Trước hết, khi đi mua thực phẩm, bạn nên có môt danh sách những thứ cần mua. Bạn nên đến nhưng nơi trưng bày các mặt hàng đó, tránh đi dạo nhưng chỗ khác, vì như vậy dễ khiến bạn chi tiêu ngoài ý muốn.
Lưu ý: Khi lập danh sách những thực phẩm cần mua, bạn nên nhìn lại một lần nữa để mạnh dạn gạch bỏ những thứ trong nhà vẫn còn, hoặc chúng không thực sự cần thiết.
Dinh dưỡng tốt không nhất thiết phải đắt tiền. Trên thực tế, nó có khi hoàn toàn ngược lại. Một số loại thực phẩm lành mạnh nhất tại siêu thị, chợ, các cửa hàng tạp hóa cũng là một số loại ít tốn kém nhất.
Elisabeth Moore, một chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Harvard, cho biết: “Bạn không cần phải chi nhiều tiền để cung cấp cho tủ lạnh những thực phẩm lành mạnh nhất cho các bữa ăn thông thường. Khi đi mua trái cây và rau, chúng ta nên mua khi chúng đang vào mùa vì khi đó chúng sẽ có giá thấp hơn và hương vị tuyệt vời hơn so với những thứ trái mùa. Nhiều người thích trái cây trái mùa, đó là sở thích của họ nhưng điều này khiến phải chi nhiều tiền hơn, có khi gấp 2 - 3 lần, nhưng thường được thứ chất lượng kém hơn.
Bạn cũng nên chọn protein từ thịt nạc và chọn các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Theo đó, nên chọn phần thịt thăn và miếng; thịt ức và thịt gia cầm không da, cá và sữa, sữa chua. Khi chọn pho mát, hãy chọn pho mát đã giảm chất béo (2%) thường xuyên.
Trứng cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Trứng giàu protein và các vitamin, nó cũng không thực sự có lượng cholesterol cao như suy nghĩ của một số người nếu dùng nguyên quả (lòng đỏ và lòng trắng). Hơn nữa, trứng dễ chế biến, dễ ăn, để dành được lâu và thường có giá rẻ.
Nếu bạn dừng lại ở tiệm bánh, hãy hạn chế các món bánh có hàm lượng calo cao như bánh nướng nhỏ, bánh ngọt, bánh rán và bánh ngọt. Thay vào đó, hãy chọn bánh mì, bánh mì cuộn hoặc bánh mì tròn làm từ ngũ cốc nguyên hạt vì có một nguồn chất xơ tốt.
Hãy cẩn thận với các sản phẩm có đường. Cứ 4g đường ghi trên nhãn, mỗi khẩu phần ăn, nó tương đương với một thìa cà phê đường. Trái cây, nước ép trái cây 100%, sữa và sữa chua có đường tự nhiên, không thêm đường, trừ khi được ghi rõ trong danh sách thành phần.
Muối được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Cố gắng hạn chế thực phẩm đóng hộp, thịt đông lạnh, rau củ đông lạnh có nước xốt không rõ nguồn gốc. Nếu bạn chọn các món ít hoặc không có muối, bạn có thể kiểm soát lượng muối được thêm vào bữa ăn của mình. Muối được khuyến cáo là hạn chế dùng vì nó gây nguy cơ đến sức khỏe tim mạch.