Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công tăng cao nhất 20 năm qua

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH cho biết, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng (tăng 35,7%) – là mức tăng cao nhất trong 20 năm qua.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng, tăng 35,7% (mức cũ là 2.055.000 đồng).

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và tặng quà thương binh tại Trung tâm Điều dưỡng người có công Ninh Bình năm 2023.

Chính phủ cũng sửa đổi quy định điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung có mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/người/lần; được thực hiện từ ngày 1/1/2025. Nội dung chi điều dưỡng bao gồm: tiền ăn trong thời gian điều dưỡng; thuốc thiết yếu; quà tặng cho đối tượng; tham quan. Và các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.

Bộ LĐTB&XH cho biết, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh từ 2.055.000 đồng lên mức 2.789.000 đồng (tăng 35,7%) là mức tăng cao nhất trong các lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong 20 năm qua. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người có công, thân nhân người có công.

Những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Trong đó, người có công với cách mạng gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết

Hà Nội: Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết

19 May, 06:47 PM

Kinhtedothi-Chiều nay, 19/5, thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội cho biết, năm 2025, Thành phố sẽ triển khai hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 10 huyện.

Nhiều cơ hội việc làm cho lao động tại huyện Ba Vì

Nhiều cơ hội việc làm cho lao động tại huyện Ba Vì

17 May, 01:32 PM

Kinhtedothi - Sáng 17/5, UBND huyện Ba Vì phối hợp cùng Sở Nội vụ Hà Nội và Liên đoàn Lao động huyện Ba Vì tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân kết hợp Phiên giao dịch tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025.

Hà Nội: tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân

Hà Nội: tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân

17 May, 11:15 AM

Kinhtedothi - Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ