Kinhtedothi – Chiều 16/1, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có gần 1.900 doanh nghiệp báo cáo về lương, thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Mức thưởng Tết cao nhất thuộc về một doanh nghiệp FDI, 574 triệu đồng.
Dịp cuối năm, thưởng Tết luôn là món quà được công nhân trông đợi. Ảnh: BCP.
Theo đó, khối doanh nghiệp Nhà nước có mức thưởng Tết bình quân cao nhất với gần 10 triệu đồng/người; mức thưởng Tết khối tư nhân cao nhất thuộc một doanh nghiệp vốn FDI, 574 triệu đồng/người.
Mức thưởng cụ thể ở 3 khối doanh nghiệp như sau: khối doanh nghiệp Nhà nước, có mức thưởng cao nhất là 42 triệu đồng/người; thấp nhất là 9 triệu đồng/người; bình quân gần 10 triệu đồng/người.
Doanh nghiệp FDI mức thưởng cao nhất là 574 triệu đồng/người, thấp nhất là 4,68 triệu đồng/người, mức bình quân 7,1 triệu đồng/người;
Ở khối doanh nghiệp dân doanh, cao nhất là 330 triệu đồng/người; thấp nhất là 4,68 triệu đồng/người, mức thưởng bình quân là 6,7 triệu đồng/người.
Bình Dương là thủ phủ công nghiệp của cả nước, hiện có gần 64.000 doanh nghiệp với hơn 1,6 triệu lao động, trong đó có hơn 4.200 doanh nghiệp FDI.
Dịp này, UBND tỉnh Bình Dương trích ngân sách tặng 44.400 suất quà cho công nhân lao động gặp khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.
Kinhtedothi – Mức thưởng Tết Nguyên đán nêu trên thuộc khối doanh nghiệp (DN) vốn nước ngoài (FDI). Theo đó, người nhận cao nhất 2,078 tỷ đồng, thấp nhất là 400.000 đồng. Đối với khối DN vốn trong nước, mức thưởng cao nhất 250 triệu đồng, thấp nhất 500.000 đồng.
Kinhtedothi-Theo thông tin từ Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội về tình hình lương, thưởng Tết năm 2024, mức lương bình quân của người lao động trong năm 2023 bằng năm 2022. Tuy nhiên, mức thưởng Tết trung bình của người lao động ở các loại hình doanh nghiệp đều giảm so với năm 2023.
Kinhtedothi - Trong khi mức thưởng Tết cao nhất của doanh nghiệp dân doanh ở Quảng Ngãi là 46 triệu đồng/người thì ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 156 triệu đồng/người.
Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước trong danh sách tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay với mức tăng ấn tượng 11,51%. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cũ, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 12,4%, đứng thứ hai cả nước trong số 63 tỉnh, thành (cũ).
Kinhtedothi - Xuất khẩu 6 tháng năm 2025 tăng trưởng khả quan cho thấy cho sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các cơ quan quản lý trong việc tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như thay đổi chiến lược xuất khẩu.
Kinhtedothi-Sau sáp nhập, tỉnh Quảng Ngãi có 640 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao còn hiệu lực, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Địa phương đang chuyển trọng tâm từ số lượng sang chất lượng, hướng đến phát triển chuỗi giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kinhtedothi- Từ1/7/2025, Nghị định số 174/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định chi tiết việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong bối cảnh tiêu dùng cần thêm lực đẩy.