Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mục tiêu xanh của châu Âu: thách thức và tầm nhìn

Kinhtedothi - Châu Âu (EU) điều chỉnh Thỏa thuận Xanh để giảm tác động lên nông nghiệp, ô tô, hướng đến cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nền nông nghiệp của châu Âu đang gặp nhiều thách thức. Ảnh: Paul Dutronc/SEMAE 

Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal - EGD) nhằm đưa khu vực này đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đang tạo ra những thách thức đáng kể cho nền kinh tế khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp ô tô, buộc EU phải điều chỉnh một số chính sách quan trọng để tránh gây tổn hại đến hoạt động sản xuất và việc làm.

Làn sóng phản đối trong lĩnh vực Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp châu Âu đang chịu áp lực lớn từ các quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt của EU, đặc biệt là trong khuôn khổ chiến lược Farm to Fork (Từ trang trại đến bàn ăn). Chính sách này đặt nhiều mục tiêu về canh tác hữu cơ và bảo vệ môi trường. 

Những quy định mới khiến nông dân châu Âu lo ngại rằng chi phí sản xuất sẽ tăng mạnh, trong khi doanh thu lại bị giảm sút. Trong khi đó, nông sản từ Ukraine lại được miễn thuế nhập khẩu vào EU theo chính sách hỗ trợ sau xung đột, làm gia tăng sự cạnh tranh không cân xứng giữa nông dân châu Âu và các nhà sản xuất bên ngoài.

Tình trạng này đã dẫn đến một làn sóng biểu tình lan rộng trên khắp châu Âu. Tại Pháp, hàng nghìn nông dân lái máy kéo chặn các tuyến đường chính vào Paris, gây ách tắc nghiêm trọng tại các cửa ngõ của Thủ đô. Làm gián đoạn giao thông trong nhiều ngày..

Trước áp lực ngày càng gia tăng, nhiều chính phủ châu Âu đã phải tìm cách điều chỉnh chính sách để xoa dịu bất mãn. Pháp cam kết sẽ tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu từ Ukraine và duy trì một số trợ cấp nhiên liệu cho nông dân. Đức thông báo lùi thời hạn thực thi cắt giảm trợ cấp nhiên liệu để giảm áp lực tài chính lên ngành nông nghiệp. Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu (EC) cũng đưa ra một số tinh chỉnh, bao gồm việc xem xét lại các mục tiêu giảm thuốc trừ sâu và linh hoạt hơn trong yêu cầu chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

Dù các điều chỉnh này có thể giúp hạ nhiệt phần nào làn sóng phản đối, nhưng mâu thuẫn giữa mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế vẫn là một bài toán khó đối với EU. Nếu không có các biện pháp hỗ trợ hợp lý, quá trình chuyển đổi xanh có thể khiến nền nông nghiệp châu Âu mất đi tính cạnh tranh và đặt sinh kế của hàng triệu nông dân vào rủi ro.

Ngành ô tô châu Âu và điều chỉnh mới từ EC về khí thải CO₂

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đang chịu tác động mạnh mẽ từ chính sách giảm phát thải khí CO₂ của EU. Theo quy định ban đầu, các hãng xe phải giảm lượng khí thải trung bình trên mỗi chiếc xe bán ra xuống 93,6 gram CO₂/km vào năm 2025, nếu không sẽ đối mặt với mức phạt 95 euro cho mỗi gram CO₂ vượt quá tiêu chuẩn, với tổng mức phạt có thể lên tới 15 tỷ euro.

Tuy nhiên, trước áp lực từ các nhà sản xuất ô tô và tình trạng doanh số xe điện sụt giảm, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định gia hạn thời hạn thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải CO₂ lên đến 5 năm. Thay vì áp dụng ngay từ năm 2025, các nhà sản xuất ô tô sẽ có thời gian từ 2025-2027 để điều chỉnh dần, tránh tình trạng bị phạt nặng ngay lập tức. Quyết định này được đưa ra sau khi doanh số xe điện tại châu Âu giảm 11% trong quý IV/2024, do giá thành xe điện cao và hệ thống sạc chưa đủ phổ biến.

Đức, Italy và Cộng hòa Séc là những nước vận động mạnh nhất để gia hạn quy định này, với lập luận rằng một chính sách quá khắt khe có thể khiến ngành ô tô châu Âu mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ từ Mỹ và Trung Quốc. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi EU không áp dụng các biện pháp phạt "trừng phạt" đối với các nhà sản xuất ô tô, nhấn mạnh rằng điều này có thể kìm hãm đầu tư vào xe điện thay vì thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.

Cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

Dù Thỏa thuận Xanh châu Âu đặt ra những mục tiêu môi trường quan trọng, các điều chỉnh mới của EC cho thấy EU đang phải linh hoạt hơn để bảo vệ nền kinh tế. Các biện pháp gia hạn thời gian cho ngành ô tô và đối thoại với ngành nông nghiệp là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết của một lộ trình chuyển đổi công bằng và thực tế, thay vì áp đặt quá nhanh khiến các doanh nghiệp và người lao động không thể thích nghi kịp.

Việc duy trì tính cạnh tranh và ổn định kinh tế trong quá trình chuyển đổi xanh là một bài toán không dễ dàng đối với EU. Dù các mục tiêu dài hạn không thay đổi, chiến lược thực hiện sẽ cần những điều chỉnh linh hoạt hơn để đảm bảo vừa giảm phát thải, vừa không làm suy yếu động lực tăng trưởng của khu vực.

Viên ngọc nông sản: Nho sạch Italy và bài học phát triển nông nghiệp

Viên ngọc nông sản: Nho sạch Italy và bài học phát triển nông nghiệp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Starbase - Thành phố tương lai của tỷ phú Elon Musk

Starbase - Thành phố tương lai của tỷ phú Elon Musk

07 May, 04:54 PM

Kinhtedothi - Từ một vùng đất ven biển thưa thớt dân cư, Elon Musk đã đặt nền móng tạo nên thành phố mới nhất của nước Mỹ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tầm nhìn của ông về một "thành phố công ty" dành riêng cho việc khám phá vũ trụ.

Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?

Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?

07 May, 11:58 AM

Kinhtedothi - Giữa những bức tường khép kín của Nhà nguyện Sistine, 133 Hồng y sẽ bỏ phiếu để chọn ra người kế vị Đức Giáo hoàng Francis. Ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của hơn 1,4 tỷ tín hữu Công giáo trên toàn cầu? Một nhà cải cách tiếp nối di sản của Giáo hoàng Francis, hay một tiếng nói bảo thủ sẽ trở thành người đứng đầu mới của Giáo hội?

Khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 14, thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển

Khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 14, thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển

07 May, 10:21 AM

Kinhtedothi - Đối thoại Biển lần thứ 14 đã chính thức khai mạc sáng 7/5 tại Hà Nội, quy tụ các nhà ngoại giao, học giả và chuyên gia luật biển trong nước và quốc tế, để cùng trao đổi về vai trò của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trong bảo vệ hòa bình và ổn định trên đại dương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ