Muôn sắc Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ ở Bạc Liêu

Đậm chất dân gian
Là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu có nền ẩm thực đặc trưng như các địa phương khác ở vùng đồng bằng sông nước Miền Tây. Nhưng khác hơn, Bạc Liêu còn là vùng đất sinh sống lâu đời của 3 nền văn hóa đặc sắc Việt – Khmer – Hoa, nên nền ẩm thực dân gian nơi đây mang đậm sắc giao thoa từ các nền văn hóa ấy.

Bánh xèo là món ăn phủ rộng trên mọi miền tại Việt Nam. Ở Miền Tây, bánh xèo mỏng và lớn hơn các ở vùng khác, với vỏ bánh màu vàng, thơm mùi nước cốt dừa beo béo. Nhân bánh bao gồm tôm thịt, đậu xanh, ở một số vùng còn có thêm nhân thịt vịt, củ hũ dừa, giá… ăn với các loại rau rừng như lá ổi, lá cóc, lá bằng lăng, diếp cá, lá xoài, tía tô,... chấm với nước mắm tỏi ớt chua ngọt cực kỳ bắt vị và thơm ngon. Ở Bạc Liêu, nhân bánh xèo thường có nhiều tôm hơn do nhiên liệu này luôn có sẵn.
Hoa mắt trước các loại bánh dân gian tại lễ hội (Hoàng Nam).
Nhưng đáng nói nhất trong ẩm thực dân gian, phải kể đến bánh củ cải Bạc Liêu. Đây là món ăn quen thuộc với người dân địa phương. Bánh củ cải (còn gọi là bánh củ cải Tiều) đã làm phong phú thêm nét đẹp ẩm thực đường phố Bạc Liêu.

Ngày thường, bánh củ cải thường được bán trên những chiếc xe đẩy, các gánh hàng rong hoặc ở quán cóc vỉa hè. Thoạt nhìn, bánh củ cải khá giống món há cảo hay bánh xếp, thậm chí là bánh quẩy chiên theo cách gọi của người miền Tây. Tuy nhiên, bánh củ cải ở Bạc Liêu có nhiều điểm khác biệt, từ hình thức đến hương vị. Bánh có kích cỡ bánh lớn hơn, vỏ bánh màu trắng đục, có thể nhìn rõ phần nhân tôm thịt bên trong. Không chỉ bắt mắt và kích thích vị giác, bánh củ cải Bạc Liêu hoàn toàn khác biệt so với há cảo hay bất kỳ món ăn đường phố nào. Đặc trưng của món ăn này, là từ vỏ đến nhân bánh đều có sự hiện diện của củ cải trắng – một loại rau củ dân dã đời thường, thanh đạm và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Điểm nhấn kích cầu du lịch
Lễ hội bánh dân gian Bạc Liêu 2025 năm nay, mặc dù quy mô cấp thành phố, nhưng đã thu hút mỗi ngày hơn 5.000 lượt du khách đến trải nghiệm, ăn uống và mua sắm. Ông Trần Văn Mậu, Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu cho biết, lễ hội diễn ra đã thực sự tạo kích cầu du lịch cho địa phương. Cùng với các điểm du lịch nổi tiếng của TP Bạc Liêu như Quán Âm Phật Đài Nhà Mát, Quảng Trường Hùng Vương… Lễ hội bánh dân gian năm nay đã giữ chân du khách lưu trú qua đêm để khám phá thêm ẩm thực, mua sắm các sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Bạc Liêu.

“Thành công của lễ hội ngoài tạo hướng đi bền vững cho ngành du lịch, mà còn kích thích tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp OCOP của địa phương. Vì vầy, thời gian tới, TP Bạc Liêu sẽ tiếp tục cải tiến nội dung lễ hội, đa dạng hóa, tăng cường công tác phục vụ, quản lý… để kết quả ngày càng tốt hơn. Qua đó, quảng bá hình ảnh đất và người Bạc Liêu với bạn bè du khách gần xa” – ông Trần Văn Mậu nhấn mạnh.
Một số hình ảnh tại lễ hội








Nghệ nhân Trần Nhật Trường trình diễn chiên 10 bánh xèo cùng lúc (Hoàng Nam)

Kết nối cung cầu OCOP Bạc Liêu với các tỉnh thành năm 2024
Kinhtedothi – Ngày 29/11, Bạc Liêu đã tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh và các tỉnh, thành phố năm 2024. Đây là dịp để kết nối giữa các chủ thể OCOP với các hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp đầu mối, hệ thống siêu thị.

Bạc Liêu sẵn sàng cho Festival nghề Muối Việt Nam
Kinhtedothi – Theo kế hoạch, Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức, sẽ diễn ra vào đầu tháng 3/2025.

Bạc Liêu: khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ
Kinhtedothi - Chiều 18/2, Bạc Liêu đã khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ kết hợp hội chợ xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP, TP Bạc Liêu năm 2025.