70 năm giải phóng Thủ đô

Mỹ đề xuất quy định hạn chế người nhập cư

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhà Trắng nhấn mạnh động thái này chỉ nhằm giúp con đường đến Mỹ trở nên hợp pháp mà thôi.

Những người tị nạn lội qua sông Rio Grande đến El Paso, Texas, vào ngày 18/12/2022. Nguồn: CNN
Những người tị nạn lội qua sông Rio Grande đến El Paso, Texas, vào ngày 18/12/2022. Nguồn: CNN

Chính quyền Tổng thống Biden vừa đề xuất một luật mới cấm phần lớn những người di cư đã đi qua các quốc gia khác trên đường đến biên giới Mỹ-Mexico xin tị nạn tại Mỹ.

Chính phủ Mỹ ban hành quy định này với mục đích hạn chế tình trạng di cư trái phép, khuyến khích người di cư vào Mỹ bằng con đường hợp pháp, đã được kiểm duyệt hoặc buộc họ phải tìm kiếm sự bảo vệ ở các quốc gia khác đã từng đi qua. Điều này cũng giúp hạn chế các mạng lưới buôn người, lợi dụng người di cư để trục lợi bất chính.

Quy tắc này áp dụng với hầu hết đối người di cư vượt biên trái phép qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trừ một số ngoại lệ như không áp dụng đối với trẻ em không có người đi cùng.

Quy định vấp phải nhiều chỉ trích. Nhiều người cho rằng nó khá giống với chính sách trước kia của người tiền nhiệm Donald Trump.

Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết: “Rõ ràng đây không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Các biện pháp này là hoàn toàn không cần thiết”.

Hôm 21/2, các quan chức chính quyền Mỹ đã phủ nhận mọi sự so sánh với chính quyền của ông Trump, cho rằng đây không phải là lệnh cấm tuyệt đối với người tị nạn và nhấn mạnh nỗ lực này chỉ để giúp con đường đến Mỹ trở nên hợp pháp mà thôi.

Quy định này có thể được đăng trên Cơ quan Đăng ký Liên bang trong vòng 30 ngày để lấy ý kiến công khai và có hiệu lực vào tháng 5/2023 – khi mà hạn chế biên giới trong thời kỳ đại dịch được dỡ bỏ. Quy định này dự kiến sẽ kéo dài trong hai năm.

Giống như thời người tiền nhiệm Donald Trump, chính sách của ông Biden cũng bị các nhà lập pháp Đảng Dân chủ và những người ủng hộ người nhập cư lên án mạnh mẽ. Vào tuần trước, trong một cuộc họp với Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, các thượng nghị sĩ người Tây Ban Nha thuộc Đảng Dân chủ đã liên tục bày tỏ lo ngại về quy định mới này và thể hiện sự phản đối.

Trước đây, các thành viên của Ủy ban lập pháp Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng với chính quyền khi quy định này được công bố lần đầu. Hôm 21/2, hai thành viên của Hạ viện Mỹ là Jerry Nadler và Pramila Jayapal đã chỉ trích động thái này.

“Chúng tôi vô cùng thất vọng về đề xuất của ông Biden về việc hạn chế tị nạn. Quyền xin tị nạn là một nguyên tắc cơ bản được luật liên bang bảo vệ và không bao giờ được vi phạm”.

Mặc dù Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Mayorkas đã hướng dẫn các thượng nghị sĩ Latino (Mexico) thông qua quy định, nhưng điều này dường như không làm giảm bớt lo ngại. Phe ủng hộ người nhập cư cho rằng quy định này đã vi phạm cam kết khôi phục quy chế tị nạn của Tổng thống Joe Biden.

Krish O'Mara Vignarajah, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Dịch vụ Người tị nạn và Nhập cư Lutheran, cho biết: “Quy định này tương tự với chính sách không hợp lý từ thời ông Trump. Việc yêu cầu những người bị hại phải tìm kiếm sự bảo vệ trước tiên ở các quốc gia không có hệ thống tị nạn là một đề xuất lố bịch và nguy hiểm đến tính mạng”.

Để quản lý dòng người nhập cư, chính quyền hiện đang dựa vào Điều 42 để từ chối một số người di cư ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Tuy nhiên khi điều luật này hết hiệu lực và trong bối cảnh kiện tụng đang diễn ra, các quan chức đang cân nhắc biện pháp thực thi khác khi hàng chục nghìn người di cư ở Tây bán cầu.

Hiện chính phủ Mỹ đang xem xét sử dụng quy trình “trục xuất nhanh”. Mặc dù Mexico đã tiếp nhận người di cư theo Điều 42 và theo chính sách biên giới thời ông Trump với tên gọi là “ở lại Mexico”. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ gặp trở ngại khi Mexico nhận lại một lượng lớn người bị trục xuất không có quốc tịch nước mình. Bộ An ninh Nội địa đã bác bỏ thông tin về kế hoạch này.