70 năm giải phóng Thủ đô

Mỹ: GDP tăng mạnh trong quý IV/2009

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong động thái khác, ngày 22/1, các nhà chức trách của Mỹ đã phải đóng cửa thêm 5 ngân hàng, nâng số ngân hàng bị đóng cửa trong ba tuần đầu của năm 2010 lên con số 9.

KTĐT - Trong động thái khác, ngày 22/1, các nhà chức trách của Mỹ đã phải đóng cửa thêm 5 ngân hàng, nâng số ngân hàng bị đóng cửa trong ba tuần đầu của năm 2010 lên con số 9.

Nhiều nhà kinh tế dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2009 tăng 5,5%. Đây là mức tăng cao nhất sau khi đạt mức 6,9% vào quý III/2003.

Tuy nhiên, ông Peter D'Antonio, nhà kinh tế phụ trách thị trường toàn cầu của tổ hợp ngân hàng Citigroup cho biết kinh tế quý IV/2009 tăng trưởng chủ yếu là sự điều chỉnh số hàng tồn kho (4%) chứ không phải là do doanh số bán hàng và dịch vụ tăng (1,5%).

Trong khi đó, kết quả của một cuộc khảo sát do hãng thông tấn Reuters tiến hành trong các nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đạt mức tăng trưởng trong quý cuối năm ngoái là 4,5%.

Đây là mức tăng cao nhất từ quý đầu tiên của năm 2006, khi đó GDP tăng 5,4%.

Các nhà dự báo kinh tế cũng cho rằng trong năm 2010, người tiêu dùng vẫn tằn tiện, tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao và GDP trong quý I và quý II/2010 đều tăng ở mức 3% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong động thái khác, ngày 22/1, các nhà chức trách của Mỹ đã phải đóng cửa thêm 5 ngân hàng, nâng số ngân hàng bị đóng cửa trong ba tuần đầu của năm 2010 lên con số 9.

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) tiếp quản cả 5 ngân hàng, trong đó lớn nhất là ngân hàng Charter Bank có tổng tài sản trị giá 1,2 tỷ USD và khoản tiền gửi của khách hàng là 851,5 triệu USD; ngân hàng Columbia River Bank có tài sản trị giá 1,1 tỷ USD và tiền gửi lên tới 1 tỷ USD; ngân hàng Evergreen Bank có tài sản trị giá 488,5 triệu USD và tiền gửi là 439,4 triệu USD; ngân hàng Premier American Bank với tài sản trị giá 350,9 triệu USD và tiền gửi là 326,3 triệu USD và ngân hàng Bank of Leeton có tài sản trị giá 20,1 triệu USD và tiền gửi là 20,4 triệu USD.

Vụ đổ vỡ của 5 ngân hàng nói trên khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC bị giảm khoảng 532 triệu USD.

Trong số 9 ngân hàng bị đổ vỡ trong ba tuần đầu năm nay thì ngân hàng Horizon tại bang Washington là ngân hàng lớn nhất với tài sản trị giá 1,3 tỷ USD và tổng tiền gửi của khách hàng khoảng 1,1 tỷ USD. Đây là ngân hàng đầu tiên của Mỹ bị đóng cửa trong năm 2010 và FDIC sẽ phải trả hơn 539 triệu USD tiền bảo hiểm do sự đổ vỡ của ngân hàng này.

Trong cả năm 2009, số tiền bảo hiểm mà FDIC trả cho 140 ngân hàng đổ vỡ đã vượt quá 30 tỷ USD.

Các chuyên gia dự báo trong năm nay, trên 200 ngân hàng Mỹ có thể bị phá sản, nâng tổng số tiền cứu trợ mà FDIC phải chi lên gấp 10 lần số tiền cứu trợ ngân hàng phá sản trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ những năm 80 của thế kỷ trước. Trong khi đó, các quan chức của FDIC ước tính sẽ phải chi khoảng 100 tỷ USD cho bảo hiểm tiền gửi trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013./.